Năm 2001, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho ra mắt bạn đọc cuốn truyện vừa Ngôi trường mọi khi. Khi ấy, không ai ngờ nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm về tuổi học trò sẽ lại có ngày không viết về lứa tuổi học trò nữa. Tác phẩm Lá nằm trong lá của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh hứa hẹn sẽ thu hút rất đông sự quan tâm của các bạn đọc trẻ.
Thế nhưng, suốt 10 năm sau đó, dù có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng nhưng đề tài học trò dường như đã rời xa mạch sáng tác của anh. Năm 2011, sau thành công của các tác phẩm đầy tính chiêm nghiệm của người từng trải, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lại gây bất ngờ một lần nữa khi quay lại với tuổi học trò qua tác phẩm mới nhất Lá nằm trong lá. Trao đổi với PV về tác phẩm mới, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã cho biết lý do của sự quay về này.

<em style=''>PV:[/I]<em style=''> Thời gian gần đây, ít thấy anh viết về lứa tuổi học trò, từ Tôi là Bêtô, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Đảo mộng mơ, đến Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đều không phải là tác phẩm về đề tài học trò đúng nghĩa?[/I]

Nhà văn NGUYỄN NHẬT ÁNH: Trong góc nhìn của tôi, tác phẩm viết về tuổi học trò là tác phẩm mà trong đó, học trò là nhân vật trung tâm, với những quan hệ, những mối quan tâm của lứa tuổi này. Nữ sinh, Hoa hồng xứ khác, Những cô em gái, Ngôi trường mọi khi, Thằng quỷ nhỏ, Trại hoa vàng… là những tác phẩm như vậy. Xét ở góc độ đó, những tác phẩm vừa kể đúng là không có cuốn nào viết về tuổi học trò đúng nghĩa.

<strong style=''>[/B]

<strong style=''>





“Lá nằm trong lá” xoay quanh một nhóm học trò lớp 9 lập một bút nhóm văn chương. Có một chi tiết khá độc đáo là vào thời ấy, khi thành lập bút nhóm, các cô cậu bé đều mơ mộng mình sẽ trở thành những tên tuổi “vĩ đại” nên hầu hết đều lấy bút danh thật kêu. Chính vì thế, tuy truyện là hư cấu nhưng trong tác phẩm, tác giả đã đề tặng một số bạn bè văn chương cùng thời, những người ngày ấy cũng lập bút nhóm, cũng đặt biệt danh “hoành tráng” như nhà thơ Lê Minh Quốc với bút danh “Thiên Bất Hủ”, Kim Hạnh với “Tiêu Phong”, Nguyễn Thái Dương với “Nguyễn Mặt Trời”…

Như một số tác phẩm khác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, Lá nằm trong lá đã gây “sốt” trong cộng đồng sách ngay từ khi sách chưa phát hành. Nhà sách Hà Nội tặng 110 cuốn Lá nằm trong lá cho học sinh vùng sâu vùng xa… Cho đến hôm nay, 24 giờ trước khi chính thức phát hành trên toàn quốc, Lá nằm trong lá đã leo lên vị trí số 1 trong danh mục “Sách bán chạy” trên tất cả các trang web bán sách trực tuyến lớn nhất Việt Nam.




Liệu tác phẩm mới nhất của anh - Lá nằm trong lá có quay về với đề tài tuổi học trò?
[/B]

- Lá nằm trong lá là tác phẩm viết về tuổi học trò. Nói chính xác, là học trò với những cảm xúc ở độ tuổi mới lớn, tức là bắt đầu quan tâm đến bạn bè khác giới với những rung động vẩn vơ và trong sáng. Bộ truyện Kính vạn hoa cũng là viết về học trò nhưng yếu tố “rung động đầu đời” chỉ thấp thoáng. Các nhân vật trong Kính vạn hoa hầu hết đều hồn nhiên. Những nhỏ Hạnh, Quý ròm, Tiểu Long vẫn còn là thiếu nhi, giống như các nhân vật trẻ em trong Chú bé rắc rối hay Bàn có năm chỗ ngồi. Tôi viết Lá nằm trong lá nhằm đáp ứng yêu cầu của các độc giả nhỏ. Các em vẫn than phiền là đã lâu rồi, không chịu viết những tác phẩm như Thằng quỷ nhỏ, Hoa hồng xứ khác…

<strong style=''>Rất nhiều bạn đọc đã lớn lên với các tác phẩm về lứa tuổi học trò của anh. Tuy nhiên, các thế hệ học sinh bây giờ về mặt vật chất đã có nhiều thay đổi so với ngày đó, các mối quan hệ bây giờ được hỗ trợ bởi email, chat, các mạng xã hội, các diễn đàn… Bên cạnh sự lãng mạn bất biến, anh có đưa các yếu tố hiện đại vào tác phẩm mới nhất của mình không?[/B]

- Dĩ nhiên là không có yếu tố hiện đại xuất hiện trong tác phẩm Lá nằm trong lá. Tôi viết về thời tôi đi học. Hồi đó, các loại xe Honda, Suzuki, Brigestone, Yamaha mới nhập vào Việt Nam. Trong truyện, các nhân vật của tôi chạy xe Honda 67. Nếu có chiếc Dream hay chiếc Spacy chạy tới chạy lui trong truyện thì rất kỳ cục. Đây không phải là lần đầu tôi viết về bối cảnh thời xưa. Những Mắt biếc, Hạ đỏ, Còn chút gì để nhớ… cũng viết thời học trò của tôi. Nhưng các em bây giờ vẫn đồng cảm được. Tuy khác nhau về điều kiện vật chất nhưng những gì quen thuộc, gần gũi nhất về mặt tâm hồn thì học trò thời nào cũng vậy.

Theo SGGP


Theo cinet.vn

View more random threads: