Ở cận kề tuổi 80, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh lại bất ngờ làm “nóng” diễn đàn văn học nước nhà với tiểu thuyết Đội gạo lên chùa (Nhà Xuất bản Phụ Nữ ấn hành). Tháng 6/2011, một cuộc tọa đàm về tiểu thuyết Đội gạo lên chùa đã tổ chức tại Hà Nội. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.
<strong style=''>[/B]Đây là cuốn tiểu thuyết được các nhà phê bình đánh giá cao, văn giới và dư luận khen ngợi. Hiện Đội gạo lên chùa đang được in nối bản lần thứ ba trong vòng hơn 3 tháng. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng nhà văn.<em style=''>[/I]
<em style=''>PV:[/I]<em style=''> Tiểu thuyết Hồ Quý Ly ra mắt độc giả năm 2000, lập tức tạo nên tiếng vang về tác phẩm và tác giả khi đã tái bản gần 20 lần. Vài năm sau, ông lại khiến văn đàn xôn xao với tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và giờ là [/I]Đội gạo lên chùa.<em style=''> Cảm hứng nào khiến ông viết [/I]Đội gạo lên chùa<em style=''>?[/I]<em style=''>[/I]
Nhà văn NGUYỄN XUÂN KHÁNH: Nhà văn viết nhiều khi cần đến cảm hứng sáng tạo nhưng lao động nhà văn là một thứ cực nhọc, âm thầm chỉ mình mình biết. Không có cảm hứng cũng bắt buộc phải ngồi trước trang giấy. Tôi buộc mình mỗi ngày phải viết được trên dưới ngàn từ. Nói chính xác, cái nhân duyên để viết Đội gạo lên chùa được khơi gợi từ năm 1977, lúc ấy tôi nghi bị ung thư phổi, nằm ở Bệnh viện E, Hà Nội, cùng phòng với một nhà sư bị ung thư phổi.
Hàng ngày, có một người mặc quân phục đến chăm sóc nhà sư. Tôi tò mò quan sát và trò chuyện, mới biết anh bộ đội đã từng là chú tiểu và nhà sư là sư trụ trì của chùa. Từ nguyên mẫu ngoài đời ấy, những mảnh đời, số phận... trong tôi đã hình thành nên vóc dáng của Đội gạo lên chùa. Nhân nói về cảm hứng, TS Nguyễn Văn Tùng có nói về Đội gạo lên chùa: “Cảm hứng tôn giáo là cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. Tác phẩm đã làm rõ vai trò của Phật giáo trong những khoảng thời gian khó khăn của hai cuộc chiến tranh. Đạo Phật giống như một ngôi nhà cho những số phận đau thương, mất mát, nơi giúp họ vượt qua mọi nỗi đau, vươn lên trong cuộc sống”.
<em style=''>Có thể nói [/I]Đ<em style=''>ộ[/I]i gạo lên chùa<em style=''> là tác phẩm thành công nhất của văn học hiện đại lý giải căn nguyên, gốc rễ sự nhập thế của đạo Phật từ xưa và trong mỗi con người Việt Nam hôm nay, cho dù trải qua biết bao biến cố, thăng trầm của thời đại?[/I]<em style=''>[/I]
- Nhiều người cũng đã nhận xét về tác phẩm của tôi như thế. Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng: “Việc đưa đề tài Phật giáo vào văn học là một điều cực kỳ khó. Mặc dù vậy, Nguyễn Xuân Khánh, ở độ tuổi xưa nay hiếm, đã không ngán khi chọn đề tài này...”. Đạo Phật từ khi du nhập vào nước ta đã được người Việt tiếp nhận theo cách nhìn và bối cảnh xã hội của người Việt và dần trở thành một thành tố trong văn hóa Việt Nam. Phật giáo ở Việt Nam mang tính nhập thế cao, đạo Phật đã trở thành quốc đạo ở thời nhà Lý, do đó, cho đến nay tư tưởng Phật giáo vẫn luôn ở trong nhân dân. Điều đặc biệt là tính nhân bản Phật giáo được người Việt đề cao và mang thuần túy tinh thần văn hóa Việt.
Trong Đội gạo lên chùa tôi đã sử dụng tất cả vốn sống của cả cuộc đời. Để có được kiến thức toàn diện không gì khác là phải học, tự học mọi nơi, mọi chỗ, đặt chương trình học hỏi cụ thể. Tất cả những cuốn sách hay trên đời đều chứa đựng những tư tưởng nào đó. Nhà văn phải là một nhà tư tưởng. Vốn sống là cần thiết, kiến thức là không thể thiếu nhưng nhà văn thông qua hệ thống hình tượng nhân vật do mình tạo ra cần phải chuyển tải được thông điệp gì với cuộc sống, và thông điệp ấy chính là tư tưởng mà nhà văn muốn đề cập.
<em style=''>Vừa qua, Hội Nhà văn mời ông nói chuyện với các bạn viết văn trẻ trong Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VIII. Ông suy nghĩ gì về văn học trẻ nước ta?[/I]<em style=''>[/I]
- Các bạn viết trẻ hôm nay cơ bản được trang bị kiến thức đầy đủ, nhiều bạn còn có học vấn khá cao. Tôi nghĩ, có thể trong vài chục năm nữa, sẽ nảy sinh những cây bút xuất sắc và chúng ta có một nền văn học Việt mang tính cách riêng. Nhưng điều quan trọng trước hết cần phải nạp cho mình kiến thức mọi mặt, phải tự đào tạo mình bởi lẽ viết văn không ai dạy ai được.
Viết văn không phải là sự ăn may mà là sự khổ luyện cộng với thiên phú trời cho. Các nhà văn trên thế giới đều có căn bản về văn hóa. Nếu chỉ dựa vào một số năng khiếu thì mươi truyện ngắn, vài tác phẩm rồi hết thì thật tiếc. Nền văn học nước ta trong tương lai trông chờ vào các bạn trẻ và nếu các bạn trẻ có ý thức tự nạp “năng lượng”, chúng ta sẽ có những nhà văn lớn kiêm nhà tư tưởng...
Theo SGGP

Theo cinet.vn

View more random threads: