(Cinet)- “Dĩ vãng” là những gì đã thuộc về quá khứ, về cái đã qua và không bao giờ trở lại còn “phía trước” lại là những gì đang hướng tới khi nói về tương lai nhưng “Dĩ vãng phía trước” của Ngô Thảo với gần 500 trang viết tập hợp một phần của lịch sử về tư liệu chuyện đời , chuyên văn chứa đựng cảm xúc, suy nghĩ về văn học thời chiến tranh qua chân dung của Thôi Hữu, Thâm Tâm, Thúc Tề, Nguyễn Đình Lạp, Thanh Tịnh, Nguyễn Thi,… - những nhà văn đã có thời khoác áo lính .
Còn lý giải về tên gọi của cuốn sách ông cho biết : “<em style='mso-bidi-font-style:
normal'>Thời nào, ở đâu con người cũng có những cái đẹp và không đẹp, hay và chưa hay, đáng nhớ và đáng quên. Nhưng khi qua rồi, cái tốt đẹp bao giờ cũng đáng nhớ. Dĩ vãng bao giờ cũng đẹp là vì vậy. Đã từng ra mặt trận, chúng tôi có ý thức làm gì có cuộc sống tốt đẹp hoàn hảo sẵn bày, dâng cho những người trở về sau chiến tranh. Nhưng cũng không vì những gì đẹp đẽ đã có mà thoát lui chiến đấu, để một mình tìm về thế giới cũ. Chỉ có thể gặp lại cái đẹp khi cái gan góc đi qua cuộc chiến tranh một mất một còn này. Vì thế tập ghi chép mới có tên như vậy.[/I]
Ngô Thảo tâm niệm, việc tập hợp những chân dung nhà văn chiến sĩ cũng chính là tập hợp một phần của lịch sử. Với ý thức trân trọng tuyệt đối tác phẩm, tư tưởng của từng nhà văn, ông viết về họ một cách nâng niu như nâng niu những kí ức còn sót lại trong mình.
Đánh giá về cuốn sách, nhà văn Trung Trung Đỉnh - Giám đốc NXB Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng: Đây là cuốn sách có ích với nhà nghiên cứu. Những tư liệu mà Ngô Thảo mang đến cho bạn đọc không chỉ mang tính nghề nghiệp văn chương mà còn cả tấm lòng. Đó thực sự là những “tư liệu sống”.
Còn nhà phê bình Chu Văn Sơn thì nhìn nhận cuốn sách là một sự “đánh động” vào giới phê bình. Bởi chúng ta còn quá ít những cuốn sách viết về sự thật, viết về những vụ việc văn học đã qua.
Nhà thơ Mai Linh đánh giá <em style='mso-bidi-font-style:normal'>Dĩ vãng phía trước[/I] là một tư liệu xứng đáng khóc cho người dưới mộ. Không chỉ với cuốn sách này, ở nhiều cuốn đã xuất bản, Ngô Thảo đã hiện diện là một người làm tư liệu chăm chỉ, kỹ lưỡng, kín đáo và kính trọng. Con chữ đạo đức rất rõ ràng trong nhân cách Ngô Thảo, ông đúng là một nhà phê bình văn học đúng nghĩa. Có thể coi những tư liệu ghi chép của Ngô Thảo là di sản văn hoá, di sản văn học đã và đang được tái hiện qua trang sách. Tư liệu ấy như những nén nhang cho người đã mất.
Nhà văn Đỗ Chu hào hứng đón nhận <em style='mso-bidi-font-style:normal'>Dĩ vãng phía trước[/I] như thể được gặp lại những người bạn đã đi xa. Trong cuốn sách, những người bạn của mình vẫn đang sống, đang làm việc. Ngô Thảo là một ngòi bút đầy nội lực, những tác phẩm phê bình có trách nhiệm, chất lượng và đẳng cấp. Một lần nữa, nhà văn Đỗ Chu khẳng định Ngô Thảo còn lưu giữ nhiều tư liệu văn học quý giá nữa. Nếu như còn sức khoẻ, hi vọng Ngô Thảo sẽ viết tiếp.
Buổi giao lưu giới thiệu sách 'Dĩ vãng phía trước' hôm 17.1 vừa qua tại Thư viện Hà Nội đã thu hút rất nhiều văn nghệ sĩ, bạn bè thân thiết với nhà văn Ngô Thảo như nhạc sĩ Hồng Đăng, Văn Dung, nhà điêu khắc Lê Công Thành, nhà thơ Mai Linh, Anh Ngọc, Hồng Thanh Quang, nhà văn Đỗ Chu, Lê Minh Khuê, Trung Trung Đỉnh, nhà phê bình Chu Văn Sơn, Văn Giá… cùng đại diện gia đình các nhà văn được nhắc đến trong cuốn sách.
Q.C






Theo cinet.vn

View more random threads: