(Cinet) – Cuốn “Dịch - Sự bảo về và minh giải đa ngôn ngữ” của Luật gia, triết gia Francois Ost, Phó Viện trưởng, phụ trách các Phân khoa Đại học Saint Louis tai Bruxelles, Bỉ với bản dịch của tác giả Phạm Dõng và Đa Huyên sẽ giúp chúng ta bổ túc rất nhiều về tri thức, về vai trò của Chiếc cầu Văn hóa không thể thay thế của Dịch.
Dịch - chuyển ngữ, phiên dịch, thuyết minh… là sự chuyển đổi giữa các loại ngôn ngữ, văn tự để diễn đạt cùng một thông tin, là quá trình hoán chuyển ngôn ngữ gốc (nguồn) sang ngôn ngữ khác (dịch). Sự “Bất đồng ngôn ngữ” là nguyên nhân chính ra đời khoa học Dịch, trong đó có bản chất và những vấn đề phát sinh, vấn đề khách quan và chủ quan.
Dịch hiện diện khắp mọi nơi trong đời sống nhân loại, tồn tại từ khi có loài người. Đến nay, ước tính có khoảng 6000 ngôn ngữ nói của con người và đồng thời cũng dự báo, ước chừng hang năm có khoảng 25 ngôn ngữ biến mất, có nghĩa là một thế kỷ nữa ngôn ngữ được nói trên toàn cầu sẽ giảm thiểu khoảng một nửa. Như vậy, ngôn ngữ tiếng nói, phải chăng đã và đang vận hành không ngoài giới hạn của sự “tuyển chọn đào thải tự nhiên”?
Rất nhiều câu hỏi xác đáng về Dịch được đặt ra, cũng nhiều “phiền toái” về ngôn ngữ, tiếng nói cần được nghiên cứu, hoạch định, triển khai để khám phá them tiềm năng ngôn ngữ, nhất là trước xu thế toàn cầu hóa, đô thị hóa tang mạnh. Trong khi, nhiều vấn đề từ nguồn cội, kinh điển, đến những vấn đề mới mẻ, hiện đại, như vẫn chưa thoát ra cái gọi là “cuộc truy tìm một ngôn ngữ hoàn hảo”, hay khẳng định vị thế ngôn ngữ “độc nhất”, “lý tưởng” nào đó, được đặt ra trước những ngôn ngữ tự nhiên, phổ biến, thông thường. Trên cơ sở những khảo cứu khoa học, từ bằng chứng cổ đại nhất về Dịch (Tấm đá Rosette, với ba ngôn ngữ về Luật xứ Sumer, dịch Kinh Thánh của Martin Luther…) cho đến những trường hợp hết sức đặc thù về các thứ tiếng: Thổ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Bỉ, Canada,... cho thấy trong bức tranh về Dịch, thật nhiều lớp trầm tích, những “nếp nhăn” trong tinh thần nhân loại – không gì thay thế được. DỊch, chính là chiếc cầu văn hóa vĩnh cửu, bởi văn hóa chính là động lực của mọi bình diện lien quan đến con người và chỉ tồn tại ở xã hội loại người.
Trước khi tiếp cận công trình, rất có thể còn không ít ý kiến băn khoăn về vị trí của Dịch, thậm chí, đã có những phân vân về vai trò của Dịch, coi dịch như “bàn tay thứ cấp”, “hạng hai”… nhất là đối với các hoạt động sang tạo! Đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu… nói về dịch và caofnd dể lại một khoảng trống trong nhận thức chung. Có ý kiến coi “dịch là phản”; hoặc “dịch là sang tạo”; cũng có ý kiến về vai trò của dịch giả “là con khỉ của nhà văn”; thậm chí khẳng địch “dịch là bất khả”, hay ở một số chuyên ngành (như sáng tác Thơ, Kinh…) thì không thể dịch”…?
Dó mới là một khía cạnh khi đối mặt với sang tạo văn học. Nếu đẻ ý kỹ hơn, còn rất nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, khoa học – công nghệ, pháp luật… chắc rằng, sẽ còn muôn vàn câu hỏi cần đặt ra với Dịch. Cũng chính vì sự phức tạp đó, ít nhiều khiến ta lien hệ đến Dịch qua câu truyền miệng dân gian: “sai một ly đi một dặm”. Ví dụ khi dịch văn học có thể có sự tự do (tương đối) diễn dịch (dù vẫn bám sát nội dung, nhưng không nhất thiết phải diễn dịch 1-1) và điều đó khác với việc dịch các thuật ngữ và công trình khoa học, đòi hỏi tính chính xác cao của ngôn từ, tính thống nhất phạm trù ngôn ngữ, ngữ pháp, cú pháp, ngữ nghĩa.
Có quan điểm cho rằng bản dịch hoàn hảo là một bản dịch tương đương với bản gốc từ nội dung cho tới hình thức, song yêu cầu này rất khó thỏa mãn, thậm chí bất khả thi trong thực tế vì sự khác biệt giữa văn hóa và ngôn ngữ.
Đã có ý kiến cho rằng Dịch - chỉ đơn thuần là sự chuyển tải nội dung ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ khác, như vậy sẽ thiên về coi trọng hình thức ngôn ngữ hơn nội dung là nguyên nhân khiến nhiều văn bản, cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, sâu sắc không được lưu tâm đúng mức vì chỉ chuyển tải một cách máy móc, đơn thuần, khô cứng, ở những văn bản, văn chương đó thì điều cần thiết không chỉ đơn thuần chuyển ngữ mà quan trọng hơn là phải chuyển dịch cả văn hóa.
Bản dịch được coi là hoàn hảo chỉ khi trở thành kết quả thể hiện được giá trị tương ứng về chuyển dịch văn hóa của văn bản gốc đối với văn hóa của văn bản dịch, cho phép người dịch được tự do kiến tạo để đạt được hiệu quả cao nhất của văn bản gốc (nguồn), có thể trở thành một sản phẩm dịch được người đọc đón nhận mà không biết đó là một bản dịch (Dịch – sang tạo).
Chính vì vậy, tác giả F.Ost ngay trong Lời nói đầu công trình Sự bảo vệ và minh giải đa ngôn ngữ đã kể lại một câu chuyện dí dỏm về việc thực hiện trên computer “công cụ ngôn ngữ Google” tiến hành dịch ra tiếng Đức và một câu tiếng Pháp: “Và, Thượng đế đã sáng tạo ra con người theo hình ảnh của Ngài”, sau bốn lần ngược xuôi giữa giếng Pháp và tiếng Đức, Google đề nghị câu dịch là “Và, con người đã sang tạo ra Thượng đế theo hình ảnh của mình”!
Dịch được thể hiện trong Hiến chương Liên hiệp quốc, trong Công pháp quốc tế cũng như trong Hiến pháp của nhiều quốc gia với những khế ước ngoại giao đa ngôn ngữ. Và để nghiên cứu sâu rộng, cũng như đặt lại đúng vai trò, vị trí của Dịch, đã có một khoa học dịch thuật ra đời bằng các Lý thuyết dịch thuật từ trước thế kỷ 19 cho đến nay với tên tuổi của các nhà khoa học:Wittengenstein, Sausure, Martin Luther…
Sự phức tạp của dịch đã được đúc rút bởi Nhà khoa học dịch Koller khi đề cập “5 tính tương đương” trong quá tình dịch: Tương đương nghĩa hẹp, tương đương nghĩa rộng, tương đương chuẩn, tương đương ngôn ngữ và tương đương mỹ hình.
“Dịch - sự bảo về và minh giải đa ngôn ngữ” là công trình như vậy. Công trình được Luật gia, triết gia Francois Ost, Phó Viện trưởng, phụ trách các Phân khoa Đại học Saint Louis tai Bruxelles, thành viên Viện Hàn lâm Hoàng gia khoa học và văn học nghệ thuật nước Bỉ thực hiện, bản dịch của tác giả Phạm Dõng và Đa Huyên do Nhà Xuất bản Lao động ấn hành. Qua 11 chương sách, từ những câu chuyện cổ xưa trong kinh Thánh cho đến Chính sách của Liên hiệp châu Âu đối với những ngôn ngữ, từ triết học ngôn ngữ hoàn hảo đến sang tạo… giúp chúng ta bổ túc rất nhiều về tri thức, về vai trò của Chiếc cầu Văn hóa không thể thay thế của Dịch.
Trong xu thế xuất hiện cái gọi là “Trung tâm văn hóa, văn minh” mà phủ nhận các luồng văn hóa, văn minh khác thì công trình này, không chỉ cần thiết đối với các nhà nghiên cứu, dịch giả, nhà văn, sinh viên, nghiên cứu sinh, đặc biệt thuộc các chuyên ngành Khoa học xã hội và nhân văn… mà còn giúp ích rất nhiều cho những nhà văn lãnh đạo, hoạch định chính sách, trong việc giữ gìn và phát triển ngôn ngữ - đặc trưng văn hóa, phát huy tính đa dạng các biểu đạt văn hóa trước xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay.
(Trích dẫn Lời bạt của Cuốn sách do Tiến sĩ Khoa học Phan Đinh Tân viết.)



Theo cinet.vn