Tập thơ Sóng và khoảng lặng của nhà thơ Từ Quốc Hoài đã được trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2010-2011. Đây là tập thơ thứ tư của nhà thơ gốc Bình Định hiện đang sinh sống tại TPHCM.
Nhà thơ Từ Quốc Hoài đã chia sẻ nhiều vấn đề xung quanh việc “định giá” thơ.
PV: <strong style='mso-bidi-font-weight:normal'>Thưa nhà thơ Từ Quốc Hoài, theo anh, tập thơ Sóng và khoảng lặng có gì khác biệt so với ba tập thơ trước của anh?[/B]<strong style='mso-bidi-font-weight:normal'>[/B]
Nhà thơ TỪ QUỐC HOÀI: Điều dễ nhận ra nhất, khác với ba tập thơ trước Bậc thềm mùa hè, Chứng chỉ thời gian, Điệu luân vũ, đây là một tập thơ được viết với bút pháp tự do, hoàn toàn tự do, không vần, không nhịp điệu, kết hợp cảm xúc tự nhiên với những trải nghiệm, mong muốn đưa thơ gần hơn nữa với đời sống. Tập thơ Sóng và khoảng lặng được tôi viết từ năm 2000 đến 2010, là thời điểm tôi chuyển vào sinh sống tại TPHCM cho đến nay. TP rộng lớn với nhịp sống sôi động, cơ hội và thử thách luôn đan xen nhau quyết liệt… chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và trang viết của tôi.

Sau 3 năm, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam mới quay trở lại trao cho thơ, cùng lúc tới 4 tập thơ trong 2 năm 2010-2011. Phải chăng thơ 2 năm qua trở nên hay hơn những năm trước?
- Nếu chỉ căn cứ vào giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam để “định giá” thơ của năm này so với năm khác, tôi e sẽ phiến diện. Mỗi năm cả nước có mấy trăm tập thơ được in, song vì những lý do khác nhau mà nhiều tập thơ, trong đó có thể có tập thơ hay, không tham dự giải thưởng của hội. Nhiều tác giả có thơ hay trên báo giấy, trên mạng nhưng cũng vì lý do này nọ đã không in được thành sách. Rồi còn phải tính tới tiêu chí giải thưởng của hội mỗi thời điểm có thể khác nhau. Nhà thơ Vũ Quần Phương, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam từng than phiền về các vị thành viên trong hội đồng, khi phát biểu công khai thì nói một đằng, nhưng khi bỏ phiếu kín thì hành xử ngược lại.
Nhiều năm trong khóa trước, Hội đồng Thơ đã không hội đủ đa số phiếu cần thiết để giới thiệu tác phẩm lên ban chung khảo. Điều đáng ghi nhận là Hội đồng Thơ và ban chung khảo của Hội Nhà văn khóa 8 đã đạt được sự thống nhất. Bốn tác phẩm đoạt giải trong hai năm (2010-2011) là bốn gương mặt thơ có điểm chung là đổi mới nhưng rất khác nhau về hướng tìm tòi, góp phần đem lại cho diện mạo thơ Việt sự đa dạng.

<strong style='mso-bidi-font-weight:normal'>Thế hệ những nhà thơ xuất thân từ chiến tranh, đến nay vẫn giữ phong độ và cố gắng đổi mới thơ mình cho kịp với đời sống thi ca hiện đại như anh không phải là nhiều. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam vừa qua phần nào cũng nói lên điều ấy. Động lực nào để anh giữ được phong độ thơ? Và anh đánh giá cao năng lực sáng tạo những nhà thơ nào cùng thế hệ mình?[/B]
- Tôi đến với thơ khá sớm, cùng thế hệ với các anh Thanh Quế, Trần Vũ Mai, Thanh Thảo… Nhưng tôi là người đi chậm, luôn tự vấn để tìm con đường của mình. Khi tôi nhận ra con đường mình cần đi thì những người bạn đều đã có những thành tựu đáng nể. Những thành tựu vinh danh các nhà thơ nhưng nó cũng tạo ra sức nặng níu kéo, bước qua cái bóng của chính mình là điều không dễ. Thanh Thảo và nhiều nhà thơ nổi tiếng khác với năng lực sáng tạo dồi dào đang cố bước qua cái bóng của mình.
Với bản thân, tôi không bị níu kéo nhiều bởi quá khứ, phía trước là không gian thơ rộng mở. Trong bài thơ mở đầu tập thơ Sóng và khoảng lặng, tôi viết: Anh còn một giờ/anh còn một ngày, một đời…/để đón Thời Gian/nhưng dường như bao giờ/anh cũng chỉ nhìn thấy tấm lưng Thời Gian. Thời gian chính là dòng đời chảy xiết, không đợi một ai. Thơ phải luôn thay da đổi thịt, mang hơi thở ấm nóng của đời sống nếu không muốn bị đời sống bỏ lại phía sau.

<strong style='mso-bidi-font-weight:normal'>Bằng kinh nghiệm của anh, tuổi thơ, vốn sống và trình độ văn hóa có ảnh hưởng nhiều đến sự -[/B] Nhà văn đoạt giải Nobel E. Hemingway nói: Văn học chỉ thực sự có giá trị khi bản thân người đọc tìm thấy trong trang viết những kinh nghiệm riêng cho mình. Văn chương đâu dễ làm được điều đó nếu người viết không có vốn sống sâu sắc, vốn văn hóa và nhân cách.
<strong style='mso-bidi-font-weight:
normal'>Rộng mở mọi chân trời nhưng tình yêu Tổ quốc vẫn không thể thiếu trong mỗi nhà thơ. Nhìn lại thập niên đầu thế kỷ XXI vừa qua, thơ trẻ Việt khá sôi động. Anh dự cảm ra sao về tương lai thơ Việt?[/B]
- Các nhà thơ lớp trước như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử… đều nổi tiếng trong độ tuổi 17-20 và trở thành trụ cột của cả một nền thơ Việt. Bây giờ, 34 tuổi vẫn được xem là nhà thơ trẻ, chưa tới độ chín. Đấy là điều đáng suy nghĩ.
<strong style='mso-bidi-font-weight:
normal'>Điều gì đã làm cho lớp trẻ nước ta trưởng thành quá chậm? Nhà thơ và người nghệ sĩ nói chung phải có ý thức với dân tộc mình, với đời sống hôm nay?[/B]
- Tôi nghĩ nhà thơ cũng là nhân vật trung tâm của văn học. Thơ có thể viết về mùa màng, hoa cỏ, người lính hoặc người thợ nhưng quyết định cho giá trị của thơ không phải vì nó viết về cái gì mà nó đã được viết như thế nào. Giá trị của thơ được quyết định bởi tài năng, sự sâu sắc và nhân cách của nhà thơ. Nếu nhà thơ trẻ ý thức được điều đó, đủ bản lĩnh để vượt qua những trói buộc như hiện nay, dù đó là cái bóng của hư danh hay các thứ trào lưu, chủ nghĩa này nọ thì thơ Việt sẽ có một tương lai đáng để mong đợi và tự hào.
Theo SGGP

Theo cinet.vn