(Cinet) – Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957-2012) đã diễn ra trọng thể vào sáng 19/12 tại Cung văn hóa Hữu nghị (Hà Nội).

[IMG]/userfiles/image/2012/trang chu4513.jpg[/IMG]Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957-2012)
<strong style='mso-bidi-font-weight:
normal'>[/B]Tới dự buổi lễ có đồng chí Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các Bộ, ngành và các thế hệ nhà văn Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: Qua hơn nửa thế kỷ hoạt động, Hội Nhà văn Việt Nam thực sự là nơi tập hợp, đoàn kết đội ngũ, bồi dưỡng tài năng, cống hiến cho đất nước nhiều tác phẩm có giá trị, hình thành nền văn học yêu nước, cách mạng, giàu chất nhân văn, có tác dụng sâu sắc xây dựng tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam và nền văn hóa Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. 55 năm qua, Hội Nhà văn Việt Nam xứng đáng là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp được Đảng và nhân dân tin cậy, được bạn đọc trong và ngoài nước yêu mến. Với hàng ngàn tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng sâu sắc, các nhà văn thời đại Hồ Chí Minh đã góp phần tôn vinh tiếng Việt và làm phong phú thêm chân dung tinh thần của người Việt.






Đồng chí Đinh Thế Huynh phát biểu tại buổi lễ (Ảnh internet)






Ra đời từ năm 1957, trải qua hơn nửa thế kỷ đồng hành cùng lịch sử, dân tộc, đến nay, Hội Nhà văn Việt Nam đã có 5 thế hệ nhà văn kế tiếp nhau gánh vác sứ mệnh làm thư ký trung thành của thời đại. Bắt đầu từ thế hệ các nhà văn sáng tác từ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, tới các nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp, các nhà văn chống Mỹ, các nhà văn của thời hậu chiến và sau đó là của thời kỳ đổi mới. Mỗi thế hệ có những mặt mạnh, những đặc điểm khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là đã góp phần tạo nên một nền văn học có diện mạo bề thế, gắn bó với Tổ quốc, đồng hành cùng lịch sử dân tộc, góp phần sâu sắc vào việc xây dựng cốt cách, tâm hồn và nền văn hoá Việt Nam.
Hơn nửa thế kỷ qua, cách mạng và kháng chiến đã cung cấp cho các nhà văn những chất liệu quý giá, một không gian sáng tạo rộng lớn. Cùng với tài năng, bầu nhiệt huyết không bao giờ nguội lạnh, các thế hệ nhà văn đã tạo nên một dòng chảy văn học đầy sức sống. Từ hạt nhân đầu tiên hoạt động trong vòng kiềm toả, săn đuổi của thực dân Pháp, đội ngũ các nhà văn Việt Nam đã phát triển thành một đội ngũ đông đảo với nhiều tên tuổi sáng giá.... Trong bối cảnh của xã hội vừa hội nhập vừa mở của, nền văn học của chúng ta đang đứng trước những bước chuyển lớn: Từ một nền văn học trong chiến tranh trở thành nền văn học hiện đại, đóng góp vào việc bồi dưỡng con người, bồi dưỡng những tố chất của văn hoá Việt Nam, góp phần đưa một đất nước lạc hậu, chậm phát triển trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Đặc biệt văn học khơi dậy lòng yêu nước, ý chí quật cường hàng ngàn năm để góp phần bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.






Các nhà văn tham gia lễ kỷ niêm (Ảnh internet)




55 năm qua, từng trải những biến động dồn dập của lịch sử và trong những điều kiện hết sức khó khăn, ác liệt, thiếu thốn, các nhà văn Việt Nam phát huy tài năng và tâm huyết, lao động sáng tạo không mệt mỏi, đã cống hiến cho đất nước nhiều tác phẩm có giá trị, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần làm giàu đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân; xây dựng nên diện mạo phẩm chất một nền văn học mới Việt Nam.
Đó là một nền văn học giàu lòng yêu nước, cách mạng, thấm nhuần tư tưởng nhân văn, dân chủ, xứng đáng là bộ phận nòng cốt của nền văn hoá mới trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đó là một nền văn học, không làm thất vọng bất cứ ai khi muốn tìm hiểu lý tưởng, khát vọng độc lập tự do, sức khoẻ tinh thần, vẻ đẹp, khí phách con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống lại những kẻ thù dân tộc nham hiểm và tàn bạo nhất trong lịch sử loài người.
Đó là một nền văn học hướng thiện mạnh mẽ, kiên quyết và dũng cảm phơi bày và chống lại mọi cái xấu cái ác, sẵn sàng bảo vệ, nâng đỡ, an ủi con người trước mọi thăng trầm, bất hạnh của đời sống.
Đó là một nền văn học đi cùng lịch sử, vừa phát hiện khám phá lịch sử vừa phát hiện ra chính nó, thu hút trong lòng nó mọi truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc, tinh luyện và làm giàu ngôn ngữ dân tộc, khiến nó có sức biểu cảm tinh diệu và sâu xa cuộc sống con người Việt Nam trong chiến đấu và xây dựng.
Đó là một nền văn học luôn luôn tự đổi mới, coi đổi mới là bản năng tự vệ trước mọi lối mòn, là phương thuốc để bắt kịp với đời sống, bắt kịp với tiến trình lịch sử, bắt kịp với thời đại.
Nền văn học ấy, với tất cả những gì là tinh hoa, là thần thái, là khí chất, đã trở thành ký ức sống động, trở thành tố chất của hàng triệu con người Việt Nam hôm nay, và là nguồn dự trữ văn hoá lâu bền cho các thế hệ đang tới. Trong ý nghĩa đó, những gì các nhà văn chúng ta ký thác trên trang sách hơn nửa thế kỷ qua đã trở thành cái cớ để người ta nhớ lại, là dịp cho người ta ngẫm nghĩ, là cái giúp người ta bảo toàn cuộc sống riêng tư trước mọi áp lực của ngoại cảnh.
Với những đóng góp trong quá trình chiến đấu, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, Hội Nhà văn Việt Nam đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, trong đó có Huân chương Sao Vàng, Huân chương Độc lập hạng Nhất. 170 hội viên xuất sắc của Hội cũng được Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.../.
CN/TTX


Theo cinet.vn