(Cinet) – Ngày 10/01, tại Hà Nội, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam – Nhà thơ Hữu Thỉnh và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Phạm Vũ Luận đã ký kết chương trình phối hợp “Phát triển văn học trong nhà trường và nhà trường với văn học giai đoạn 2013 – 2020”. [IMG]/userfiles/image/2013/113.jpg[/IMG]Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam – Nhà thơ Hữu Thỉnh và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận ký kết chương trình phối hợp “Phát triển văn học trong nhà trường và nhà trường với văn học giai đoạn 2013 – 2020”. (Ảnh: Vanvn.net)
Chương trình phối hợp 'Phát triển văn học trong nhà trường và nhà trường với văn học giai đoạn 2013-2020' nhằm góp phần xây dựng và thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục, sách giáo khoa, đặc biệt là nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Việt và Ngữ văn trong nhà trường; Giáo dục thẩm mỹ, nâng cao năng lực cảm thụ và thưởng thức văn học cho cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên. Đồng thời chương trình còn tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hội nhà văn Việt Nam nhằm phát triển văn học trong nhà trường và nhà trường với văn học, trong đó chú trọng đề tài giáo dục và đào tạo, xây dựng các hình tượng về nhà giáo, tuyên truyền chủ trương xã hội học tập, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, tình yêu văn chương cho các thế hệ học sinh. Bên cạnh đó, chương trình cũng nhằm phát hiện và bồi dưỡng những học sinh, sinh viên có năng khiếu văn chương trong nhà trường.
Theo đó, chương trình phối hợp bao gồm các nội dung sau đây:
<em style='mso-bidi-font-style:
normal'>Thứ nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động có kế hoạch mời Hội nhà văn cộng tác nghiên cứu việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn Ngữ văn[/I] (Nhận xét, đánh giá về những ưu điểm và hạn chế của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường hiện nay thông qua văn bản chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn (giai đoạn 2002-2015); Góp ý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo về định hướng xây dựng chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn những năm sau 2015; Giới thiệu các nhà văn có uy tín, kinh nghiệm và đủ điều kiện, khả năng tham gia biên soạn, góp ý cho chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn các cấp để Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định; Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức một số hội thảo khoa học về dạy và học văn).
Thứ hai, tạo điều kiện giúp các nhà văn, nhà thơ tìm hiểu thực tế trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục để có những tác phẩm có giá trị về đề tài giáo dục và đào tạo, về hình tượng nhà giáo; Khuyến khích các nhà trường, các cơ sở giáo dục tổ chức giao lưu văn học giữa nhà văn, nhà thơ với giáo viên, học sinh, sinh viên, nhằm mở rộng hiểu biết về văn học, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn.
Thứ ba, phối hợp tổ chức một số sự kiện văn học, trại sáng tác cho các cây bút chuyên nghiệp và không chuyên là các thầy, cô giáo, cán bộ công tác trong ngành giáo dục và đào tạo; mở lớp bồi dưỡng sáng tác văn học cho giáo viên và học sinh, sinh viên ở Hà Nội và các địa phương theo điều kiện, tình hình cụ thể. Nghiên cứu tổ chức việc xét giải thưởng văn học viết về ngành giáo dục và đào tạo.
Thứ tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nghiên cứu, phối hợp với Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam thực thi các quy định về bản quyền trong xuất bản.
Chương trình hợp tác “Phát triển văn học trong nhà trường và nhà trường với văn học giai đoạn 2013 – 2020” giữa Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Giáo dục & Đào tạo chính thức có hiệu lực kể từ ngày 10/01/2013.
CN


Theo cinet.vn