Hoạt động của Hội Nhà văn Hà Nội thời gian qua được đánh giá có nhiều chuyển biến tích cực, có những hoạt động tạo được sức hút đối với dư luận, mạnh dạn đổi mới sinh hoạt của một hội chuyên ngành văn học. [IMG]/userfiles/image/2013/pham xuan nguyen.jpg[/IMG]Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Phó Chủ tịch Hội LHVHNT Hà Nội, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. (Ảnh: SGGP)
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Phó Chủ tịch Hội LHVHNT Hà Nội, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội về phương hướng phát triển của hội trong năm mới.
PV: <strong style='mso-bidi-font-weight:normal'>Năm 2013, được coi là năm sẽ có nhiều chuyển biến lớn đối với Hội Nhà văn Hà Nội nếu mô hình Hội LHVHNT được đổi sang hoạt động dưới dạng Liên hiệp VHNT. Hội đã có chuẩn bị gì cho việc tách ra này?[/B]<strong style='mso-bidi-font-weight:normal'>[/B]
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: Năm 2013 có thể coi là năm bản lề của việc chuyển đổi này đối với Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội cũng như các hội chuyên ngành, trong đó có Hội Nhà văn Hà Nội. Chúng tôi đang chuẩn bị họp lại để thông qua đề án chuyển đổi mô hình tổ chức lần cuối. Nếu được thành phố phê duyệt thì ngay trong năm 2013, chúng tôi sẽ tập trung công tác tổ chức. Trước mắt, chúng tôi vẫn hoạt động trên cơ sở vật chất cũ sẵn có nhưng các hội sẽ có tính độc lập riêng, với con dấu, tài khoản riêng. Quyền hạn, quy mô cũng như tư cách của các hội cũng khác hơn.
<strong style='mso-bidi-font-weight:
normal'>Các hoạt động như hội thảo, bình xét giải thưởng… của Hội Nhà văn Hà Nội thời gian qua có điều gì đáng lưu ý?[/B]<strong style='mso-bidi-font-weight:normal'>[/B]
- Hiện nay, chúng tôi vẫn là hội chuyên ngành nhưng vị thế ở thủ đô, nơi tập hợp nhiều văn nghệ sĩ hàng đầu cả nước. Hoạt động của hội có tính phong trào nhưng không được phong trào hóa mà phải vươn tới đỉnh cao, có tính địa phương nhưng phải vươn lên tầm thủ đô. Do đó khi xét tặng giải thưởng hay kết nạp hội viên, chúng tôi không nhân nhượng về mặt chất lượng, mặt phong trào. Ví dụ ở một số địa phương giải thưởng của Hội phải trao cho các hội viên nhưng ở đây là Hà Nội - Thủ đô nên ngoài những hội viên được quyền dự giải, chúng tôi cũng mở rộng đọc và tìm kiếm những tác phẩm tốt, chất lượng cao của các cây bút có thể không phải là hội viên nhưng họ đang sống và sáng tác ở Hà Nội. Điều này có lẽ là sự thể hiện rõ nhất vị thế của Hà Nội.
<strong style='mso-bidi-font-weight:
normal'>Việc cởi mở kết nạp hội viên mới có phải cũng là xu hướng mà hội hướng tới?[/B]<strong style='mso-bidi-font-weight:
normal'>[/B]
- Chúng tôi vui mừng vì thời gian qua có nhiều người đã thành danh, có uy tín, vị trí trong giới cũng đề nghị tham gia hội. Như việc kết nạp nhà văn Nguyên Ngọc, nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi, nhà phê bình Lại Nguyên Ân, Giáo sư Trần Đình Sử… Điều vui hơn nữa không chỉ người già, người có bề dày, tên tuổi mà nhiều nhà văn trẻ cũng vui thích khi được tham gia hội như nhà văn Di Li, Nguyễn Bình Phương…
<strong style='mso-bidi-font-weight:
normal'>Trong nhiều năm qua, ông luôn được các tác giả trẻ tín nhiệm nhờ thẩm định và giới thiệu tác phẩm của mình. Ông thấy tên tuổi nào có thể kỳ vọng?[/B]<strong style='mso-bidi-font-weight:
normal'>[/B]
- Thực ra những cây bút trẻ hiện nay chủ yếu vẫn mang tính phong trào. Họ viết nhanh, khỏe nhưng đọng lại chưa sâu. Nhiều cây bút đã biết cách chọn độc giả, có các cách xuất bản tốt. Nhưng để nêu tên cụ thể một cây bút trẻ có khả năng đi đường dài, có tư chất nổi bật như Nguyễn Ngọc Tư thì chưa.
<strong style='mso-bidi-font-weight:
normal'>Hội có tính đến phương án bồi dưỡng cho các cây bút trẻ?[/B]<strong style='mso-bidi-font-weight:normal'>[/B]
- Có chứ. Năm 2013 một việc lớn của Hội Nhà văn Hà Nội là tổ chức Hội nghị những người viết văn trẻ thủ đô. Đó sẽ là dịp kiểm kê, tập hợp đội ngũ những người viết văn trẻ đang sống và hoạt động trên địa bàn Hà Nội, có giao lưu với các địa phương khác. Ngoài ra, trong năm hội cũng dự định mở lại các lớp bồi dưỡng viết văn để tạo ra động lực, khuyến khích các cây bút trẻ.
Theo SGGP


Theo cinet.vn

View more random threads: