(Cinet) - Ngày hội thơ Đường toàn quốc lần thứ VIII - diễn đàn thi ca mang nhiều cung bậc, âm hưởng, giàu tính sáng tạo vừa diễn ra tại Thanh Hóa hôm 17/3 đã thực sự trở thành ngày hội dành cho những người yêu thơ Đường luật Việt Nam.

Ngày hội do<strong style='mso-bidi-font-weight:normal'> [/B]Hội thơ Đường luật Việt Nam và Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; đại diện lãnh đạo của trên 60 Chi hội và chi nhánh thơ Đường toàn quốc cùng đông đảo các tác giả thơ Đường.

Ngày hội thơ Đường toàn quốc lần thứ VIII không chỉ là cơ hội để những người sáng tác trình bày, quảng bá tác phẩm của mình; là nơi gặp gỡ, giao lưu, nhìn lại chặng đường phát triển của thi ca Việt Nam mà còn thể hiện thái độ trân trọng, gìn giữ, phát huy di sản thi ca dân tộc; đề cao vai trò, trách nhiệm của mỗi công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tại ngày hội, sau khi nhà báo Kim Quốc Hoa, Chủ tịch Hội thơ Đường luật Việt Nam đánh trống khai hội và đọc diễn văn chào mừng, các đại biểu đã được nghe đại diện lãnh đạo Hội thơ Đường luật Việt Nam báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 7.


Cũng tại ngày hội thơ năm nay, tuyển tập 'Thơ Đường luật Việt Nam - tập 8' đã được giới thiệu đến đông đảo công chúng yêu thơ Đường luật. Đây là một tập thơ thể hiện đầy đủ các khía cạnh của cuộc sống, trong đó tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước, trách nhiệm giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc... được đặt lên hàng đầu và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ thi phẩm này.
Thơ Đường chuẩn luật, gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Hai câu đầu là 2 câu đề (đặt vấn đề mà bài thơ đó nói tới). Hai câu tiếp theo là hai câu thực (tả hoặc nói thực về vấn đề đó). Hai câu sau đó là 2 câu luận (bàn luận về vấn đề đó). Cuối cùng là 2 câu kết (kết luận vấn đề).





“Chúng ta gọi thơ Đường Việt Nam thực ra không phải là thơ Đường mà chính là thơ Việt Nam sử dụng thể loại thơ thất ngôn bát cú của đời Đường. Đây chính là thơ Việt Nam, thể hiện tâm hồn Việt Nam, cảm xúc Việt Nam và phản ánh hiện thực Việt Nam. Dù viết bằng chữ Nôm hay chữ Hán thì thơ ấy vẫn là thơ Việt Nam” – Giáo sư Vũ Khiêu.




Trải qua những thăng trầm của lịch sử, các văn nhân Việt Nam đã tạo nên một thể loại Đường thi riêng biệt, có nhiều tác giả đã góp phần làm phong phú nền văn học Việt Nam như Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Tế Xương... và đặc biệt trong thời đại mới chúng ta vinh dự có Chủ tịch Hồ Chí Minh – Danh nhân văn hóa thế giới là tác giả của những bài thơ Đường nổi tiếng;...
Ngày nay, Thơ Đường luật Việt Nam đang có một lối sống khác, một tâm thế khác, một thời đại khác để truyền lửa và truyền sinh lực mới vào từng câu “đề, thực, luận, kết” vốn vẫn bất biến trong thơ Đường hàng ngàn năm nay. Và với sự phát triển thuận lợi như vậy, thơ Đường chắc chắn sẽ tiếp tục được trân trọng, gìn giữ tỏa sáng trên văn đàn Việt Nam.
Được biết, hiện nay, Hội thơ Đường luật Việt Nam đã phát triển tổ chức ở gần 50 tỉnh, thành phố với hơn 2.500 hội viên là những trí thức, cựu giáo chức, cán bộ trung ương cao cấp đã nghỉ hưu và những người yêu mến thơ Đường. Mỗi năm, có 50% số chi hội, chi nhánh và hàng trăm tác giả xuất bản những tập thơ Đường chọn lọc, đóng góp vào kho tàng văn học nước nhà.
CN/TTX


Theo cinet.vn