Tòa tháp cổ 9 tầng Dharahara Tower sụp đổ sau trận động đất gần đây

và công tác 'cứu hộ' di sản cần được nâng cao (Source: Internet)



Những di sản tôn giáo của Nepal cần được bảo vệ và gìn giữ trước thảm họa thiên nhiên và nạn cướp bóc trong thời gian dài.

Donna Yates, thuộc Đại học Glasgow, trong thời gian ở Kathmandu để nghiên cứu và thảo luận về tình hình buôn lậu cổ vật, đã cung cấp nhiều dẫn chứng về cách các phương tiện truyền thông có xu hướng bóp méo sự thật về nạn cướp phá các di sản lịch sử. Gần đây, phần lớn báo chí và các phương tiện truyền thông chỉ tập trung vào sự phá hủy các di chỉ và cổ vật gây ra bởi nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria, Yates cho biết, điều này làm công chúng cho rằng việc cướp phá cổ vật chỉ xảy ra tại khu vực xung đột.

'Nhưng điều này (nạn cướp phá cổ vật) là một vấn đề đã tồn tại từ lâu ở nhiều quốc gia, khu vực, và điều quan trọng là mọi người cần hiểu rằng nghệ thuật thiêng liêng cần được nhìn nhận cả về tính chất tôn giáo thần thánh và giá trị cổ kính của nó, chứ không chỉ là một tạo tác nghệ thuật, Yates chia sẻ tại một cuộc hội thảo gần đây.

Các quốc gia mà từ đó cổ vật bị buôn bán, có thể được gọi là “nơi xuất xứ” thường là các quốc gia đang phát triển như Nepal. Thủ tục hành chính lỏng lẻo là điều cần thiết để các cổ vật quý hiếm có thể được di chuyển một cách hợp pháp qua biên giới quốc tế. Điều này là có thể do các quan chức tham nhũng cũng như sự móc nối của các trung tâm đấu giá quốc tế và các bảo tàng ở nước ngoài. Bishnu Raj Karki, cựu Tổng giám đốc của Cục Khảo cổ học Nepal cho biết, ngay cả các nhân viên ngoại giao cũng được cho rằng có liên quan.

Có lẽ một vấn đề nghiêm trọng của Nepal đó là tài liệu. Cục khảo cổ học thậm chí không có một bản danh sách nào ghi chép về các di sản tôn giáo. ĐIều này có nghĩa rằng để “hồi hương” các tác phẩm bị đánh cắp là một điều khó khăn vì nước này không thể chứng minh về quyền sở hữu của họ đối với các di sản.

Ngoại trừ những cuốn sách của Jurgen Schick, một nhà nghiên cứu về những cổ vật và di sản bị đánh cắp của Nepal cùng với tài liệu của Lain Singh Bangdel, một nhà sử học nghệ thuật; có rất ít tài liệu ghi chép lại các hiện vật của chúng tôi. Việc chụp ảnh đã bị cấm trong nhiều ngôi chùa của Nepal, điều này làm cho việc tìm kiếm tài liệu về di sản nước này còn khó khăn hơn.

'Một cú click máy ảnh của điện thoại thông minh có thể thúc đẩy một chặng đường dài trong việc bảo đảm các di sản có thể được trả lại khi chúng bị đánh cắp”, Alok Tuladhar, một nhà lưu trữ di sản cho biết, 'Điện thoại thông minh cũng được cài đặt với một hệ thống vị trí địa lý mà có thể cho biết nơi mà các bức ảnh được chụp.'

Gìn giữ những báu vật văn hóa và tôn giáo của chúng tôi sẽ là thách thức lớn nhất tại những địa điểm lịch sử như hai thị trấn ngoại ô Sankhu và Bungamati, nơi đã bị hư hại nặng sau động đất. Nhưng điều đó không phải là một nhiệm vụ bất khả thi, như công việc cứu hộ hiệu quả tại Quảng trường Patan Durbar.

Theo DSX

Theo cinet.vn