Phần còn lại của chiếc vương miện bằng đồng tìm thấy trên chiếc sọ có niên đại

4000 năm tuổi, vào cuối thời kỳ nền Văn minh Indus.



Các nhà khảo cổ học Ấn Độ đã phát hiện một chiếc vương miện 4000 năm tuổi trong ngôi làng Chandayan, ở miền Bắc Ấn Độ, tại bang Uttar Pradesh. Nó có từ nền văn minh Thung lũng Indus.

Theo Tiến sĩ Rakesh Tewari, Tổng Giám đốc Viện Nghiên cứu Khảo cổ học Ấn Độ, đó là chiếc vương miện thứ hai được phát hiện trên di chỉ Thung lũng Indus, thuộc lãnh thổ Ấn Độ hoặc Pakistan.

Trước đây, một chiếc vương miện bằng bạc được tìm thấy trong một di chỉ khác cũng thuộc Thung lũng Indus, tại bang Haryana ở Đông Bắc Ấn Độ.

Tiến sĩ A.K.Pandey - nhà khảo cổ học thuộc Viện Nghiên cứu Khảo cổ học Ấn Độ, phụ trách các cuộc khai quật ở Chandayan cho rằng: “Người đeo chiếc vương miện có thể là một nhân vật quan trọng trong xã hội. Nhưng chúng tôi không rõ vào thời kỳ đó, con người sử dụng nó như một chiếc vương miện hay một loại mũ đội đầu”.

Chiếc vương miện bằng đồng có trang trí một hạt đá mã não hồng và một hạt bằng sành, do các thợ cày tìm thấy trên một chiếc sọ người, trong khi họ đang đào đất sét để làm gạch.

Thông báo về phát hiện này gây tiếng vang khắp Ấn độ và đã thu hút sự quan tâm của Viện Nghiên cứu Khảo cổ học Ấn Độ, Viện đã bắt đầu khai quật di chỉ này vào tháng 12 năm ngoái. Ông Tewari giải thích: “Mục tiêu của chúng tôi là tiến hành một hoạt động cứu hộ để xem xét những gì còn lại của bộ xương đã tìm được trên di chỉ”.

Những hiện vật khác

Ngay trong các cuộc khai quật, ông Pandey cũng tìm được nhiều xương động vật và các nồi bằng đất sét ở cùng một độ sâu 20 m với di chỉ mai táng.

Điều đó cho thấy một con vật đã bị hiến tế ngay trong nghi lễ an táng cho người, nơi mà chúng tôi tìm ra chiếc vương miện. Ông Pandey khẳng định: “Đó là một nghi lễ tôn giáo của thời kỳ này'.

Một mảnh khác của chiếc vương miện này, cùng với xương chậu và xương đùi chân trái cũng được tìm thấy cùng với 21 chiếc chậu bằng đất nung.

Cách khoảng 45 m từ di chỉ an táng, các nhà khảo cổ học cũng đào được một ngôi nhà có niên đại từ thời kỳ này, tìm thấy một nền đất chặt, những bức tường bằng bùn và cọc hàng rào. Đối với Pandey, phát hiện này rất quan trọng bởi vì đây là lần đầu tiên người ta tìm thấy dấu vết nơi cư trú của nền Văn minh Indus về phía Đông.






Những chiếc chậu đất nung tìm thấy trên di chỉ an táng trong làng Chandayan, ở phía Bắc của Uttar Pradesh.





Nền văn minh Harappa

Thời kỳ hoàng kim của nền Văn minh Thung lũng Indus còn được gọi là nền văn minh Harappa, Đây là nền văn hóa cổ đại nằm trong tổng thể các nền văn minh Sông Ấn, phát triển vào khoảng từ năm 2.600 đến 1.900 trước Công nguyên. Nền văn minh này xuất hiện ở Pakistan và miền Tây Bắc Ấn Độ, các đồ tạo tác của nền văn minh này được tìm thấy trên một diện tích rộng 930.000 m2, rộng hơn cả Tây Âu. Theo sử sách,thời kỳ này có sự phát triển cao về kinh tế, thương mại, nông nghiệp, nghệ thuật, chữ viết… Hàng loạt đền thờ được phát hiện đã chứng minh cho sự tồn tại của nó.

Đây là một trong bốn nền văn minh cổ đại lớn nhất Trung Hoa, Ai Cập, Lưỡng Hà, nền văn minh này trải rộng trên các lãnh thổ hiện nay là các nước Irắc, Kuwait, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Hệ thống chữ viết của nền văn minh Thung lũng Indus hiện vẫn chưa được giải mã, và do đó, nền văn minh này chưa được biết đến nhiều so với những nền văn minh còn lại.

Theo BTLSQG

Theo cinet.vn

View more random threads: