Ông Nguyễn Anh Tuấn trao Giải thưởng Âm nhạc Cho Tất Cả Charles Ansbacher

2012 cho nhạc trưởng Armand Diangenda.



Hàng năm tại nhà hát Hatch Schell, địa danh lịch sử, văn hoá bên dòng Charles xinh đẹp của thành phố Boston (Mỹ), Quỹ Hoà Nhạc Miễn Phí Cho Mọi Người tổ chức Hoà Nhạc Hoà Giải và Giải thưởng Âm nhạc Cho Tất Cả mang tên Charles Ansbacher. Đối với người dân Boston, đây là sự kiện văn hoá được trông đợi vào mỗi mùa hè.

Từ sự kiện văn hoá đến giải thưởng âm nhạc đầy tính nhân văn

Mỗi buổi Hoà nhạc Hoà giải và kèm theo đó là Lễ trao Giải thưởng Âm nhạc Cho Tất Cả Charles Ansbacher thu hút khoảng 10 nghìn người có văn hoá cao ở vùng Boston, một trung tâm văn hoá, trí tuệ hàng đầu thế giới hiện nay. Tham dự trong đó có những nhà lãnh đạo, những nghệ sỹ danh tiếng, những giáo sư hàng đầu của Đại học Harvard, MIT, và các trường đại học hàng đầu ở Boston.

Chương trình hoà nhạc được các hãng truyền hình lớn như CBS đưa tin. Trong khi đó, Giải thưởng Âm nhạc Cho Tất Cả Charles Ansbacher được trao cho những nhân vật danh tiếng trên thế giới, những người có những thành tựu đặc biệt xuất sắc đem dòng âm nhạc giao hưởng thính phòng chất lượng cao đến với mọi người, nhất là những người khó khăn trong xã hội. Giải thưởng cũng tôn vinh vai trò của những tác phẩm của dòng âm nhạc tinh hoa này trong việc hàn gắn, hoá giải hận thù giữa các dân tộc, giữacác vùng và các quốc gia. Tất cả các nhân vật nhân giải đều được hãng truyền hình hàng đầu CBS của Mỹ giới thiệu trên chương trình“60 Phút” đầy danh giá.

Nhạc trưởng của những người lao động Congo

Năm 2012, Giải thưởng Âm nhạc Cho Tất Cả được trao cho nhạc trưởng huyền thoại Armand Diangenda, người từ hai bàn tay trắng, sau 10 năm dựng nên Dàn nhạc giao hưởng Congo. Từ những cây đàn hỏng, bỏ đi, xin được từ các nước Pháp, Bỉ... rồi chữa lại, nhạc trưởng Diangenda còn đào tạo những người dân bán hàng ở chợ, những người chạy xe thồ... trở thành những nhạc công của Dàn nhạc Giao hưởng Congo. Đây được xem là nhạc giao hưởng người da đen đầu tiên ở Châu Phi. Dưới sự đào tạo và chỉ huy của nhạc trưởng Armand Diangenda, Dàn nhạc đã biểu diễn rất thành công tác phẩm đỉnh cao của âm nhạc thế giới Bản giao hưởng số 9 của Beethoven.

Sự cống hiến đặc biệt đầy tính nhân văn và tinh thần văn hoá của Nhạc trưởng Armand Diangenda đã tạo tiếng vang trên toàn thế giới. Nhiều kênh truyền hình lớn trên thế giới làm những chương trình rất trang trọng, xúc động về ông. Hãng phim tài liệu Đức từng làm bộ phim về ông và đã được giải cao nhất trong liên hoan phim tài liệu thế giới.

Có thể nói, Dàn nhạc giao hưởng Congo và nhạc trưởng Armand Diangenda đã dùng âm nhạc để cảm hoá tính nhân văn trong mỗi con người, giúp hàn gắn những cuộc xung đột đẫm máu ở Congo và các nước xung quanh.

Nhạc trưởng của những đứa trẻ nghèo Venezuela

Năm 2013, Giải thưởng Âm nhạc Cho Tất Cả Charles Ansbacher vinh danh một huyền thoại âm nhạc người Venezuela, nhà soạn nhạc, nhà kinh tế và chính trị Jose Antonio Abreu, người sáng lập và là chủ tịch hệ thống El Sistema - chương trình đã giáo dục âm nhạc miễn phí cho hàng triệu đứa trẻ Venezuela. El Sistema cải tạo các tòa nhà tập thể cũ, thậm chí các nhà trại tù bỏ hoang tại Venezuela thành nơi hoạt động của các dàn nhạc và hợp xướng cũng như hoạt động cộng đồng về giáo dục, văn hóa nghệ thuật.

Trong 38 năm qua, chương trình đã cung cấp hoạt động giáo dục âm nhạc miễn phí cho 3 triệu đứa trẻ, với phần đông là con em các gia đình nghèo. Ý tưởng của chương trình hết sức đơn giản. Trẻ̉ em được dạy học nhạc miễn phí từ tuổi lên 3, trong các lớp học vào buổi chiều, với trọng tâm hướng các em tới chỗ biểu diễn tại dàn nhạc giao hưởng. Ở Venezuela, El Sistemahiện quản lý hơn 150 dàn nhạc thanh niên và 70 dàn nhạc thiếu niên và El Sistema hiện là một trong những chương trình công được cấp vốn nhiều nhất.

Thành tích đó của Jose Antonio Abreu khiến cả thế giới nể phục. 'Những gì Abreu và El Sistema đã làm là thông qua âm nhạc để mang tới hy vọng cho hàng trăm ngàn cuộc đời, vốn đã có thể bị ma túy và bạo lực cướp đi' - Simon Rattle, giám đốc Dàn nhạc giao hưởng Berlin đã phát biểu như thế để ca ngợi thành tựu của Abreu, khi đề cử̉ ông nhận giải Nobel Hòa bình 2010.

Nhà sáng lập Dàn nhạc ngay trong chiến tranh Afghanistan

Năm 2014, Giải thưởng Âm nhạc Cho Tất cả Charles Ansbacher trao cho Ahmad Sarmast, nhà sáng lập và giám đốc Nhạc viện Quốc gia Afganistan. Nhạc viện Quốc gia Afghanistan được thành lập từ năm 2010, với mục tiêu đào tạo âm nhạc cho các thanh niên mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt, hoặc bị ảnh hưởng cho chiến tranh tại Taliban. Trước khi theo học tại Nhạc viện Quốc gia Afghanistan, phần lớn các sinh viên kiếm sống bằng công việc lao động chân tay như làm thuê, bán túi nhựa…

Dưới sự dẫn dắt của Ahmad Sarmast, Dàn nhạc của Nhạc viện Quốc gia Afghanistan không chỉ duy trì bản sắc quốc gia thông qua việc trình diễn âm nhạc cổ điểntheo bản phối mang phong cách Afghanistan, mà còn giúp thay đổi hình ảnh đất nước Afghanistan. Năm 2013, Ahmad Sarmast đã đưa dàn nhạc sang lưu diễn tại Mỹ, chương trình biểu diễn có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Bằng cách này, Afghanistan đã dùng âm nhạc chinh phục nước Mỹ, kéo hai nước xích lại gần nhau bằng âm nhạc nhân văn.

Mỗi buổi Hoà nhạc Hoà giải và kèm theo đó là Lễ trao Giải thưởng Âm nhạc Cho Tất Cả Charles Ansbacher thu hút khoảng 10 nghìn người có văn hoá cao ở vùng Boston, một trung tâm văn hoá, trí tuệ hàng đầu thế giới hiện nay. Tham dự trong đó có những nhà lãnh đạo, những nghệ sỹ danh tiếng, những giáo sư hàng đầu của Đại học Harvard, MIT, và các trường đại học hàng đầu ở Boston.

Chương trình hoà nhạc được các hãng truyền hình lớn như CBS đưa tin. Trong khi đó, Giải thưởng Âm nhạc Cho Tất Cả Charles Ansbacher được trao cho những nhân vật danh tiếng trên thế giới, những người có những thành tựu đặc biệt xuất sắc đem dòng âm nhạc giao hưởng thính phòng chất lượng cao đến với mọi người, nhất là những người khó khăn trong xã hội. Giải thưởng cũng tôn vinh vai trò của những tác phẩm của dòng âm nhạc tinh hoa này trong việc hàn gắn, hoá giải hận thù giữa các dân tộc, giữa các vùng và các quốc gia. Tất cả các nhân vật nhân giải đều được hãng truyền hình hàng đầu CBS của Mỹ giới thiệu trên chương trình “60 Phút” đầy danh giá.

“Đó là cách để chúng tôi nói với cộng đồng thế giới rằng, chúng tôi là một phần trong số họ. Chúng tôi có thể nói được cùng một ngôn ngữ và ngôn ngữ đó là âm nhạc. Taliban đã tước đi âm nhạc của người dân Afghanistan. Giờ đây, âm nhạc làcách hữu hiệu nhất để chúng tôi bày tỏ niềm tự hào, về sức trẻ và về đất nước mình”, Ahmad Sarmast từng chia sẻ.

Nhà sáng lập âm nhạc hàn gắn Israel

Tối 12/8/2005, tại Hoà nhạc Hoà Giải lần thứ 6 , Giải thưởng Âm Nhạc Cho Tất Cà Charles Ansbacher được trao cho NabeelAbboud-Ashkar, nhà đồng sáng lập và Giám đốc nghệ thuật của Tổ chức giáo dục âm nhạc Polyphony Foundation được thành lập với mục đích giúp hàn gắn sự chia cắt giữa Ả rập và người Do thái tại Isarel thông qua việc sử dụng sức mạnh của âm nhạc cổ điển. Đã có rất nhiều nhạc sỹ người Ả rập và người Do Thái do ông đào tạo đã giành được nhiều giải thưởng âm nhạc đỉnh cao tại Isarel.

Dưới sự lãnh đạo của Abboud-Ashkar, tổ chức Giáo dục Polyphony đã đem đến chương trình đào tạo âm nhạc lớn nhất tại Isarel với sự tham gia của trên 8000 sinh viên, các dàn nhạc giao hưởng trẻ và các nhóm nhạc, nhạc viện bán chuyên, dàn nhạc giao hưởng chuyên nghiệp và những người dân địa phương.

Trước khi Polyphony được thành lập, các sinh viên Ả rập chưa được tiếp cận với âm nhạc cổ điển. Sau đó, thông qua các chương trình đào tạo âm nhạc của tổ chức Polyphony với các dàn nhạc giao hưởng và nhạc viện, các nghệ sỹ trẻ người Ả rập và Do thái đã cùng tập luyện và biểu diễn cùng nhau, và từ đó tình bạn được hình thành thông qua một niềm đam mê chung về âm nhạc cổ điển.

Đối với hầu hết các sinh viên ở đây, đây là lần đầu tiên họ trở thành bạn bè với những người đến từ nhiều thành phần xã hội khác nhau. Và những khán giả tham dự các chương trình hòa nhạc này gồm có người Ả rập và Do thái - một việc rất hiếm ở đất nước Isarel. Bằng những hành động cụ thể, Polyphony đã chứng tỏ một điều rằng âm nhạc cổ điển không chỉ là loại hình âm nhạc đẹp mà còn là một công cụ giúp giao tiếp và thấu hiểu, và giúp mở cánh cửa để những người từ mọi sắc tộc có thể đến gần nhau hơn. Polyphony đã và đang mang đến hy vọng cho một tương lai lạc quan tại Isarel.

Mối nhân duyên lịch sử từ hai đầu thế giới Tháng 9 năm 2009, Nguyễn Anh Tuấn khi ấy đang là Tổng Biên Tập VietNamNet có ý tưởng và sáng kiến tổ chức ngày Hoà giải và tổ chức Hoà nhạc Hoà Giải. Anh quyết định chọn những ngày cuối tháng 4/2010, kỷ niệm 35 năm ngày thống nhất đất nước để tổ chức Hoà nhạc Hoà Giải.

Mối nhân duyên lịch sử từ hai đầu thế giới

Anh mời Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam biểu diễn chương trình Hoà nhạc Hoà Giải đầu tiên ngày 21/4/2010 và mời Nhạc trưởng Charles Ansbacher, người sáng lập Dàn nhạc giao hưởng Boston Landmark làm chỉ huy Hoà nhạc. Nhạc trưởng Charles Ansbacher, người có tư tưởng đem âm nhạc tinh hoa nhằm hoá giải hận thù, khơi dậy lòng yêu thương con người, đã tổ chức những buổi hoà nhạc đầy ý nghĩa và ảnh hưởng sâu sắc tại những điểm nóng nơi xảy ra xung đột đẫm máu như Jerusalem, Sarajevo, Bosnia, Beirut, Lebanon, và Chisinau.

Năm nay, 2015 là năm thứ 6 Hoà nhạc Hoà Giải được tổ chức và năm thứ 4 liên tiếp trao Giải thưởng Âm Nhạc Cho Tất Cả mang tên Charles Ansbacher.







Điều đặc biệt lý thú là Hoà nhạc Hoà Giải và Giải thưởng Âm Nhạc Cho Tất Cả xuất phát từ sáng kiến và khởi xướng của Nguyên Tổng Biên Tập VietNamNet Nguyễn Anh Tuấn, hiện là Tổng Biên Tập Diễn Đàn Toàn Cầu Boston, do Giáo sư Michael Dukakis, cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ cùng các giáo sư hàng đầu của Đại học Harvard đồng sáng lập. Những sự kiện đầy tinh thần văn hoá và nhân văn này là sự kết tinh của tình bạn thân thiết giữa Nguyễn Anh Tuấn, và Nhạc trưởng, người được mệnh danh là Đại sứ âm nhạc Mỹ Charles Ansbacher và Đại sứ Swanee Hunt, Giảng viên Đại học Harvard. Nguyễn Anh Tuấn gặp nhạc trưởng Charles Ansbacher trong dịp sang Boston dự kỳ họp Hội đồng cố vấn toàn cầu của Trường Kinh Doanh, Đại học Harvard từ năm 2008. Hai người cùng tư tưởng gặp nhau và họ trở nên những người bạn thân thiết.

Khi khởi xướng và tổ chức Hoà nhạc Hoà Giải, Nguyễn Anh Tuấn nghĩ ngay đến người bạn quý mến của mình nhạc trưởng Charles Ansbacher và nhạc trưởng Ansbacher trở thành nhạc trưởng người Mỹ đầu tiên chỉ huy Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam. Đại sứ Swanee Hunt, Giảng viên Đại học Harvard, vợ nhạc trưởng cũng cùng ông sang Việt Nam dịp ấy.

Nguyễn Anh Tuấn và Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, cùng các khán giả không hề biết những ngày chỉ huy Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam biểu diễn kiệt tác của âm nhạc thế giới Bản giao hưởng số 9 của Dvozak tại Hoà nhạc Hoà giải là những ngày nhạc trưởng Ansbacher phải chống chọi với căn bệnh ung thư não ở giai đoạn cuối của mình. Không ai trong gia đình đồng ý cho ông sang Việt Nam. Nhưng với khát vọng dâng hiến sức lực cuối cùng dùng âm nhạc tinh hoa để kêu gọi hoà giải, xoá bỏ hận thù, ông vẫn quyết tâm đến Việt Nam cho sự kiện quan trọng này.

Ngay sau buổi Hoà nhạc Hoà Giải thứ 2, tối 22/4/2010, ông và Nguyễn Anh Tuấn, cùng vợ ông Đại sứ Swanee Hunt, ngồi ở sảnh khách sạn Hilton Hà Nội Opera, họ say sưa bàn việc đưa Hoà nhạc Hoà Giải biểu diễn trên toàn cầu, trước mắt là ở thành phố Boston.

Gần 5 tháng sau đó, ngày 12/9/2010 Nhạc trưởng Ansbacher qua đời vì căn bệnh ung thư não. Đầu tháng 10/2010, Nguyễn Anh Tuấn sang Boston họp Hội đồng cố vấn toàn cầu, Trường Kinh doanh, Đại học Harvard. Ông đến viếng và tưởng niệm nhạc trưởng Charles Ansbacher. Trong không khí sâu lắng, Nguyễn Anh Tuấn đưa ra ý tưởng tổ chức Giải thưởng Âm nhạc Cho Tất Cả mang tên Charles Ansbacher và tiếp tục tổ chức Hoà nhạc Hoà Giải ở Boston như đã bàn với Nhạc trưởng. Swanee Hunt rất xúc động và đồng cảm với những ý tưởng của Nguyễn Anh Tuấn. Đại sứ Swanee Hunt chia sẻ: “Charles đã để lại trái tim ở Việt Nam, nếu bạn quý trọng tình cảm của Charles, tôi sẽ tặng một phần tro của Charles cho nhân dân Việt Nam'.

Vậy là nhạc trưởng Charles Ansbacher, người được Tổng thống Bill Clinton gọi là Đại sứ âm nhạc của Mỹ, người sáng lập ra Dàn nhạc Giao hưởng Boston Landmark và là người sáng lập Quỹ Hoà nhạc Miễn Phí Cho Tất Cả, nhằm đưa âm nhạc tinh hoa của nhân loại miễn phí cho mọi người, đặc biệt là những người dân còn khó khăn, không có điều kiện đến các phòng hoà nhạc quyền quý, người được đặt tên cho một phòng trang trọng ở sân bay Denver, Colorado ở Mỹ đã có một phần ở Việt Nam.

Tháng 4/2011, Nguyễn Anh Tuấn đến làm việc ở Đại học Harvard, Đại sứ Swanee Hunt và Quỹ Hoà nhạc Miễn Phí Cho Mọi Người của Boston tổ chức buổi hoà nhạc và tiệc tối vinh danh anh và mời anh tham gia Hội đồng Quản trị Quỹ Hoà nhạc Miễn Phí Cho Mọi Người.

Anh đã dành tâm huyết của mình cùng với Hội đồng Quản trị Quỹ Hoà Nhạc Miễn Phí Cho Mọi Người đem âm nhạc tinh hoa của nhân loại tới mọi người dân vùng Boston, cùng với người bạn anh quý mến, trân trọng, Đại sứ Swanee Hunt tổ chức Hoà nhạc Hoà Giải hàng năm, anh trực tiếp làm Chủ tịch Hội đồng xét trao giải thưởng Âm Nhạc Cho Tất Cả Charles Ansbacher (Hội đồng gồm những nhạc sỹ có tên tuổi, những nhà văn hoá lớn ở Boston), truyền cảm hứng tới các nghệ sỹ trên thế giới đem âm nhạc tinh hoa như một món ăn, thực phẩm tinh thần tới những người không có điều kiện để đến các phòng hoà nhạc, các dàn nhạc giao hưởng lớn...

Với những nỗ lực và đóng góp của Nguyên TBT VietNamNet Nguyễn Anh Tuấn, người Việt Nam không chỉ tự hào về những thành công, những đóng góp cho nhân loại trong lĩnh vực khoa học công nghệ, mà còn tự hào và tự tin rằng chúng ta có thể sáng tạo, đóng góp những giá trị văn hoá mới cho nhân loại.

Theo vietnamnet





Theo cinet.vn