Liên hiệp quốc (UNESCO) đã đưa mạng lưới các tuyến đường thuộc hành lang Trường An Điền Sơn (ngày nay khu vực này bao gồm Kyrgyzstan, Trung Quốc, Kazakhstan), một phần trên Con Đường Tơ Lụa, vào danh sách Di sản thế giới. Danh mục các Di sản thế giới tính đến nay tự hào có 1007 khu vực đã được công nhận là có ý nghĩa về phương diện văn hóa hoặc có tầm quan trọng về vật thể đặc biệt.
Việc UNESCO công nhận một phần của con đường tơ lụa là Di sản thế giới đã đem đến niềm vui cho khách du lịch, hành hương trong khu vực cũng như trên thế giới.

UNESCO duy trì các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong việc xác định các khu vực được đưa vào danh sách Di sản thế giới. Có mười tiêu chí để lựa chọn và để một khu vực được thêm vào danh sách Di sản thì khu vực ấy cần phải đáp ứng ít nhất một trong mười tiêu chí, chẳng hạn như, địa danh ấy “tiêu biểu cho một kiệt tác nghệ thuật của thiên tài sáng tạo của con người” hay “mang một chứng tích duy nhất hoặc ít nhất là đặc biệt đối với một truyền thống văn hóa, một nền văn minh hiện đang còn tồn tại hoặc đã biến mất”…
Việc đáp ứng các tiêu chí lựa chọn là một điều dễ dàng đối với Con Đường Tơ Lụa vĩ đại. Con Đường Tơ Lụa từng là mạng lưới kết nối mật thiết với nhau trên con đường thương mại và ngoại giao từ thời cổ đại. Từ thời nhà Hán, triều đình đã xem việc đảm bảo sự giao thương an toàn trên Con Đường Tơ Lụa là một nhiệm vụ chính thức trong chính sách của triều đình từ năm 206 trước Tây lịch trở về sau. Dịch trạm cuối ở phía Đông lúc ấy là Trường An (Tây An ngày nay). Tùy thuộc vào các tuyến đường, Con Đường Tơ Lụa có thể mở rộng tất cả các hướng đến Damascus, Istanbul, Rome, hoặc các vương quốc ở Bắc Âu.

Con Đường Tơ Lụa không chỉ hỗ trợ trong kinh doanh hàng hóa, mà còn là tuyến đường giúp cho các tôn giáo, các tư tưởng, và nền văn hóa có thể truyền từ Ấn Độ đến Trung Quốc và xa hơn về phía Đông và khu vực châu Âu ở phía Tây. Phật giáo là một trong những tôn giáo đã hưởng lợi nhiều nhất từ sự trao đổi giữa Đông và Tây thông qua Con Đường Tơ Lụa. Tuy nhiên, không phải chỉ có những điều tốt đẹp được truyền đi qua Con Đường Tơ Lụa. Có tin đồn rằng, bệnh dịch hạch cũng đã theo Con Đường Tơ Lụa lây lan đến các quốc gia khác và gây ra những hậu quả vô cùng ghê gớm.
Được gọi là Di sản Thế giới, đây là danh xưng đích thực của cuộc hành trình rất riêng của Con Đường Tơ Lụa. Con Đường Tơ Lụa kéo dài, uốn lượn qua nhiều quốc gia, nhiều người đã không may phải bỏ mạng trên tuyến đường này và con đường này hiện đang khiến cho nhiều người xúc động… Chính con đường tơ lụa đã chứng kiến giá trị của những đổi thay thiên niên kỷ. Lịch sử của nó đã được phân tích và thần thoại hóa; tuy nhiên bản chất vật lý của nó cũng cần được bảo tồn. Với sự nghiệp công nghiệp hóa và phát triển đô thị nhanh chóng, tầm quan trọng của con đường có thể dễ dàng bị mất đi. Những sự khởi đầu trong việc kinh doanh ở châu Á không nên bị lãng quên mà cần được tôn vinh và bảo tồn cẩn thận.Hãy cùng du lịch Kazakhstan để có những trải nghiệm hấp dẫn và mới lạ!