Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Junior Member Array
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Côn Đảo - Lịch Sử Hào Hùng

    Côn Đảo nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp, nước biển trong xanh và bờ cát dài… được che mát bởi những hàng cây Bàng cổ thụ. Côn Đảo còn là vườn Quốc gia với rừng nguyên sinh và thảm động thực vật phong phú và đa dạng với nhiều loài cá đủ màu bơi tung tăng bên những rạn san hô nhiều tầng và đầy màu sắc. Rừng có nhiều chủng loại phong lan, động vật rừng có sóc đen, sóc đỏ dạ, chim gầm gì… Đặc biệt Côn Đảo là một trong những nơi duy nhất tại Việt Nam về bảo tồn bò biển (Dugong), cá heo, các loại rùa biển (Vích)...

    Đến Côn Đảo là tìm đến thiên nhiên hoang sơ, chiêm ngưởng khu rừng nguyên sinh Ông Đụng, Sở Rẩy. Câu cá tại hòn Bông Lan, câu mực ở mủi tàu Bể, lặn snorkelling, diving tại hòn Tre, xem rùa đẻ vào ban đêm tại hòn Bảy Cạnh...
    bờ cát côn đảo
    Côn Đảo từng được biết đến như là nơi nuôi dưỡng tinh thần cách mạng kiên cường của những nhà cách mạng, những người yêu nước Việt Nam. Ngày nay, Côn Đảo thật sự là một thiên đường để khám phá. Người dân Côn Đảo hiếu khách, hiền lành và thân thiện tạo cho du khách cảm giác như là nhà của mình khi đặt chân đến đây.
    Cùng vé máy bay đi Côn Đảo để nghỉ dưỡng và tìm về nơi thiêng liêng, hãy thắp nén nhang nghĩa tình trong nghĩa trang Hàng Dương. Bảo tàng Côn Đảo là nơi lưu giữ hiện vật, hình ảnh lịch sử của đảo, nào là chuồng cọp, chuồng bò, cầu Ma Thiên Lãnh...
    Luôn đồng hành cùng bạn
    Để sở hữu được những tấm vé máy bay giá rẻ đi Côn Đảo lý tưởng nhất, quý khách hãy liên hệ ngay với phòng vé Vietnam Booking. Đây là một trong những đơn vị trung gian phân phối vé máy bay uy tín và danh tiếng tại Việt Nam.
    Khám phá những địa điểm lịch sử của Côn Đảo:
    Nhà Tù Côn Đảo:
    khi đến tham quan những trại tù chắc hẳn không ai không rùng mình khi tận mắt chứng kiến những căn phòng nóng bức và ngột ngạt với những hình thức lao động khổ sai, với những công cụ tra tấn rùng rợn nhất, phi nhân tính nhất, cũng không thể ngờ rằng những công cụ và hình thức tra tấn đó lại được sử dụng để hành hạ con người bởi những con người.
    Trại được xây dựng để nuôi heo bò nhưng sau này để sử dụng để làm trại tù, nhưng vẫn có một phần tiếp tục để nuôi súc vật để ngụy trang cho những kiểu tra tấn rùng rợn.
    Chuồng cọp - đỉnh điểm sự tàn độc của chế độ cai tù:
    Những người nữ cách mạng của bị nhốt vào chuồng Cọp, kô được tắm rửa, bị đổ vôi và chất thải vào người từ phía trên chuồng cọp. Chị Bé đã dùng dao lam để tự mổ bụng, cắt ruột và ném vào mặt cai ngục.
    nhà tù côn đảo
    khủng cảnh nhà tù côn đảo sau chiến tranh
    Hầm phân bò: Người ta nói rằng mãi đến năm 1975, khi giải phóng Côn Đảo người dân ở đây nghe có tiếng kêu dưới hầm phân bò và phát hiện ra có người đang bị ngâm ở dưới, hầm phân có chiều sâu 3m, chứa phân từ chuồng bò dùng để ngâm những người tù, khi được cứu người tù đó đã bị giòi ăn đến xương, trên đường đưa vào đất liền cấp cứu thì chết vì sức yếu. Đây là cách tra tấn rùng rợn được phát hiện sau cùng.

    Trại giam Phú Bình - Côn Đảo
    Xây dựng năm 1971 (1971 – 1973) gọi là Trại 7 (còn được gọi là chuồng cọp kiểu Mỹ). Sau Hiệp định Paris đổi tên gọi trại Phú Bình. Tổng diện tích 25788m3, trong đó có 9630m2 phòng giam. Đây là nhà giam đặc biệt bằng bê tông, bao gồm: 384 phòng giam, được chia làm 8 khu: A. B, C, D, E, F, G, H. Mỗi khu có 48 phòng.Các khu được xây dựng giống nhau, đường đi giữa hai dãy phòng giam chỉ khoảng 1m, rất chật chội. Phòng giam san sát nhau và không hề có giường và “toa lét” (dù chỉ là một cái bô). Diện tích mỗi phòng giam khoảng 1.5*2m, giam 6-7 người. Có phòng giam vẫn còn lưu lại vết máu của tù nhân. Đơn giản mà hiệu quả. Bị giam ở các nhà tù này, chỉ có điên và chết!
    Khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo
    Khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo là một Hệ thống nhà tù trong những khu di tích lớn nhất, lâu đời nhất và đặc biệt quan trọng của nước ta. Trong suốt chiều dài lịch sử, chế độ Thực dân, Đế quốc đã biến hệ thống nhà tù Côn Đảo thành “Địa ngục trần gian” khét tiếng với hệ thống nhà giam, chuồng cọp Pháp, Mỹ, biệt lập chuồng bò, nhằm làm nhụt ý chí chiến đấu của các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm.
    kdt lích sử côn đảo
    Nhà tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ Võ Thị Sáu
    Nhà tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ Võ Thị Sáu nằm ngay trung tâm huyện Côn Đảo nơi trưng bày những hình ảnh, hiện vật về người thiếu nữ kiên trung, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ cách mạng. Khi bị đưa ra pháp trường, Chị vẫn hiên ngang giữ vững khí tiết của người cộng sản. Hiện nay, nhà tưởng niệm đang lưu giữ những kỷ vật về Chị và gia đình lúc sinh thời Chị vẫn dùng trong sinh hoạt hằng ngày.

    Nghĩa trang Hàng Keo
    Trước năm 1940, người tù chết được chôn ở nghĩa trang Hàng Keo. Câu nói đi Hàng Keo là lối nói của người tù khi tiễn bạn về nơi an nghỉ mà trong đó còn lưu truyền mãi cho tới ngày nay câu nói ai oán: “Côn Lôn đi dễ khó về. Sống nương núi Chúa thác về Hàng Keo”

    Nghĩa trang Hàng Keo ngày nay không còn cây keo nữa, mà thay vào đó là những hàng dương lâu năm bao trùm hầu hết diện tích nghĩa trang này. Những ngôi mộ còn sót lại trước kia nay được quy tập về nghĩa trang Hàng Dương. Khu vực nghĩa trang xưa, nay có một tấm bia ghi lại dấu tích một thời đau thương.

  2. #2
    Junior Member Array
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Nếu bạn đang ở Sài Gòn, bạn đang muốn tìm chốn nghỉ ngơi, thư giãn yên tĩnh để tránh xa nhịp sống xô bồ chốn thành thị hãy nhanh tay truy cập vemaybaycanhchimviet.vn để đặt mua những tấm vé máy bay giá rẻ đi Côn Đảo

  3. #3
    Junior Member Array
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Xưa kia nhắc đến Côn Đảo ta thường nghĩ đến Chốn địa ngục trần gian, nhưng ngày nay từ chốn địa ngục trần gian ấy Côn đảo đã trở thành một thiên đường du lịch với những cảnh đẹp mê hồn. Du lịch Côn Đảo, ta vừa về với chốn đau thương hào hùng trong lịch sử vừa được khám phá thiên nhiên hoang sơ đẹp đến say lòng

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •