Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Junior Member Array
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Đền thờ Nguyễn Trung Trực tại Phú Quốc

    hắc đến Nguyễn Trung Trực hẳn ai cũng nhớ đến vị anh hùng vang tiếng một thời với những chiến công lẫy lừng.Đền thờ Nguyễn Trung Trực được dựng lên chính là để tưởng nhớ công ơn của ông.
    Nguyễn Trung Trực – vị thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp cuối thế kỷ XIX có câu nói bất hủ “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”, tên tuổi ông là niềm cảm phục và tự hào của người dân Nam bộ nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Ông nội ông vốn là ngư dân xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (ngày nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát).

    Đền thờ Nguyễn Trung Trực tại Phú Quốc
    Tại ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực hàng ngày, người dân quanh vùng vẫn đến đình cầu xin bình an, làm ăn thành đạt, kể cả người buôn bán, ngư dân, thậm chí là học trò. Mỗi năm đến ngày mất của ông, nhân dân các nơi tụ tập về đây tổ chức cúng cơm. Qua nhiều lẩn nâng cấp sửa chữa, ngôi đình nay đã khang trang. Ngôi đình được xây dựng theo kiểu chữ tam, gồm chánh điện, đông lang và tây lang. Hai bên cổng đình là câu đối bằng chữ Quốc ngữ được đắp nổi sơn vàng trên nền đỏ, trích trong bài thơ Điếu Nguyễn Trung Trực của danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt: “Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa, Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”.
    Ngoài những bàn thờ chính dành tôn thờ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, trong đình còn đặt nhiều bàn thờ thờ kính các thần linh và những người có công khác như thờ thần Nam Hải Ðại tướng quân; bàn thờ Chánh soái Đại càn; bàn thờ Phó cơ Nguyễn Hiền Điều (Phó Cơ Điều) và Phó lãnh binh Lâm Quang Ky; bàn thờ Tây hiến, Đông hiến, Tiền hiền, Hậu hiền, Thủy long, Đồng bào nghĩa quân liệt sĩ.
    Từ lâu, người dân truyền nhau câu nói: “Dù ai buôn bán gần xa, Ngày giỗ cụ Nguyễn thì ta nhớ về”. Đó là để nhắc nhờ về mùa lễ hội tưởng nhớ ngày hy sinh của Nguyễn Trung Trực, từ 27- 29.8 âm lịch. Trong lễ hội, ngoài các nghi thức cổ truyền, bà con nơi đây còn chuẩn bị nhiều tiết mục văn nghệ của ba dân tộc tại Kiên Giang: Kinh, Hoa, Khmer, các trò chơi dân gian, biểu diễn võ thuật, thi nấu ăn, thi múa lân, cộ hoa, thả hoa đăng trên dòng sông.
    Nguyễn Trung Trực (Sinh năm Đinh Dậu 1837 – mất năm Mậu Thìn 1868) là liệt sĩ cận đại, nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Tân An (nay thuộc tỉnh Long An) và Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang), tục gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. (Vì lúc nhỏ NguyễnTrung Trực có tên là Chơn, rồi từ năm Kỉ Mùi 1859 đổi là Lịch, còn Quản là chức Quản cơ). Sau khi đốt tàu L’Esperance, ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực và tên này được nhân dân gọi cho đến ngày cuối cùng. Quê ở phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc ngoại ô thị xã Tân An, Long An).
    Ông xuất thân trong một gia đình chài lưới ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, năm 1861, hưởng ứng lịch Cần Vương chống Pháp, Nguyễn Trung Trực chiêu mộ một số đông nông dân nổi dậy đánh phá các đồn Pháp ở các vùng thuộc phủ Tân An. Lập được nhiều chiến công nên được triều đình Huế phong chức Quản cơ khi đến du lịch Phú Quốc Kiên Giang.

    Đền thần anh hùng Nguyễn Trung Trực tọa lạc tại xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

    Đến viếng đền thần anh hùng Nguyễn Trung Trực du khách sẽ được tìm hiểu về lịch sử hào hùng giải phóng dân tộc của vị anh hùng quê Long An với tình yêu nước bất khuất, yêu dân tộc Việt Nam hơn cả bản thân mình nổi tiếng với 2 câu thơ:

    Sau khi thành Hà Tiên thất thủ, ngày 23-6-1867, Nguyễn Trung Trực rút quân về Rạch Giá tiếp tục cuộc chiến đấu, lập căn cứ ở Hòn Chồng. Ngày 16-6-1868 ông cho quân đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá) tiêu diệt địch và làm chủ tình hình được tài liệu. Giặc Pháp phản công, ông rút ra đảo Phú Quốc lập căn cứ nhằm chống giặc lâu dài. Pháp phải huy động một lực lượng hùng hậu đến bao vây và tấn công đảo. Đến tháng 10-1868, để bảo đảm lực lượng nghĩa quân và nhân dân trên đảo, ông tự ra nộp mình cho giặc bắt. Chúng nhiều lần dụ dộ, mua chuộc nhưng ông không ra đầu hàng.
    Sau đó, ông bị giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kì lúc đó vừa dụ hàng, vừa hăm dọc, ông trả lời: “ Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng lúc nào ngài trừ cho hết cỏ trên mặt đất thì chừng đó ngài mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này”.
    Cuối cùng giặc Pháp đem Nguyễn Trung Trực ra hành hình ở chợ Rạch Giá ngày 27-10-1868, hưởng dương 31 tuổi.Để tỏ lòng biết ơn Ông, hiện nay, nhân dân ta thờ cúng Ông ở nhiều nơi, trong đó tiêu biểu là Đền Thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Long An, Đền Thờ anh hùng Nguyễn TRung Trực tại Rạch Giá và đền thờ anh hùng Nguyễn Trung trực tại Gành Dầu Phú Quốc.

  2. #2
    Junior Member Array
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đi phú quốc bụi thì kinh phí khoản bao nhiêu nhỉ

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •