Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Junior Member Array
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    6 món ăn hoang dã nhưng đầy sức hút ở Tây Nguyên

    Lẩu lá rừng từng là món ăn chống đói của người Ê đê còn gỏi lá lại được làm từ ít nhất 40 loại lá với nhiều công dụng khác nhau.
    Bên cạnh vẻ đẹp của những ngọn thác nước đục ngầu vào mùa mưa, những nương rẫy bạt ngàn gió mùa khô, đến với Tây Nguyên, du khách còn được khám phá ẩm thực của miền rừng núi với 6 món ăn đơn giản, đậm chất hoang dã và đầy cuốn hút.

    Lẩu lá rừng

    Từng là một món ăn chống đói của người dân tộc Ê đê, đến nay lẩu lá rừng lại trở thành đặc sản đãi khách phương xa. Món ăn này giống như thứ canh thập cẩm với đủ các loại lá rừng, do đó ban đầu nó thường không mấy hấp dẫn du khách.


    Vị cay nồng của lá cây tươi, kèm theo chút vị ngọt của các loại gia vị khiến du khách không thể quên món ăn dân dã này. Ảnh: Tingialai.

    Tuy nhiên, những thực khách từng thưởng thức qua món ăn này đều phải gật gù tán dương và thừa nhận mùi vị của nó rất đặc biệt. Lẩu lá rừng không hẳn là ngọt đậm cũng không phải kiểu thơm lừng mà nhẹ nhàng, thấm thía. Dường như hương vị của núi rừng đại ngàn đã thấm vào từng chiếc lá, đem lại sự đặc biệt cho món ăn.

    Món lẩu này thường được ăn kèm thịt heo rừng hấp và một số món ăn thường nhật của người dân Ê đê.

    Gà sa lửa

    Ngay từ cái tên, gà sa lửa đã khiến du khách cảm thấy rạo rực. Gà được chọn từ những giống gà nuôi của đồng bào dân tộc thiểu số hoặc gà rừng do đó thịt dai, ngọt và thơm. Sau khi làm sạch, gà được ướp với hỗn hợp gia vị bao gồm muối hột, ớt xanh, thêm chút sả trong khoảng một tiếng rồi kẹp vào thanh tre với lá chanh, cho lên bếp nướng đến khi bên ngoài vàng ươm.

    Gà được xé ăn trực tiếp chấm với muối lá é - một loại lá rừng có vị chát đặc trưng.


    Gà sa lửa, niềm tự hào của ẩm thực Tây Nguyên. Ảnh: Proguide.

    Cơm lam

    Cơm lam được chế biến từ nguyên liệu chính là gạo nếp nương, không nướng trực tiếp trên lửa mà vùi dưới lớp tro của than hồng cho tới khi ống lam chuyển sang màu vàng úa cháy xém. Món ăn dân dã này bao đời nay đã khiến du khách say mê và thường xuyên thưởng thức mỗi khi có dịp ghé về.


    Cơm lam, món ăn của núi rừng, chắt lọc vị ngọt của dòng suối mát trong và hương thơm của rừng tre nứa. Ảnh: tinfood.

    Cà đắng

    Cách chế biến cà đắng rất đa dạng, có thể muối, nướng hoặc nấu với các loại thủy sản, thịt... Nếu như cà đắng muối là món ăn đơn giản với vị cay xé lưỡi của ớt giã nát thì khi nướng lại có vị thơm ngon đặc biệt. Lúc đầu, vị đắng của cà có thể làm bạn nhăn mặt khó chịu, nhưng bù lại, hương thơm, và vị bùi lại có sức níu kéo vị giác rất mạnh. Dần dần, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt còn dư đọng lại nơi đầu lưỡi của món ăn này.

    Nếu nấu với các loại thủy sản hay thịt thì món này phải kèm nhiều ớt xanh cùng lá lốt băm nhỏ .Khi ăn vào miệng, bạn sẽ cảm nhận rõ nét vị béo của thịt, vị đắng của cà, vị bùi của lá lốt. Ăn miếng cà đắng, nghe vị cay xộc lên mũi, vị ngọt bùi thấm đẫm trong vị đắng thì đó mới là lúc bạn cảm nhận được rõ nét đặc trưng của ẩm thực Tây Nguyên.


    Nếu miền Bắc có cà pháo, cà bát miền Trung, cà tím nướng miền Nam thì Tây Nguyên tự hào với các món ngon từ cà đắng - một đặc sản chỉ có ở núi rừng. Ảnh:Dulichtaynguyen.

    Gỏi lá

    Nguyên liệu làm món gỏi lá này khá phức tạp, gồm hơn 40 loại lá khác nhau với nhiều công dụng bồi bổ sức khỏe như lộc vừng, sâm đất, hồng ngọc, cải cay... và ăn kèm thịt ba chỉ, tôm rang, bì lợn thái mỏng trộn cùng thính và nước chấm làm từ hèm rượu, trứng vịt, hạt tiêu...

    Khi ăn, bạn lấy các loại lá cuốn thành hình phễu, cho thịt vào giữa rồi chấm vào bát nước sền sệt. Vị chan chát, ngòn ngọt, chua chua, lại cay cay, hòa quyện với vị bùi béo ngậy của thịt, tôm khiến du khách vô cùng thích thú.


    Chua chua, cay cay, thơm thơm, nồng nồng… là những hương vị đặc trưng của món ăn này. Ảnh: dulichtaynguyen.

    Thịt nai

    Đây là món ăn có sức quyến rũ mãnh liệt với du khách khi đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên. Hiếm có thứ thịt nào đạt độ mềm, đậm đà và ngọt như thịt nai. Ngoài ra, món ăn chế biến từ nguyên liệu không phổ biến này cũng rất phong phú như nướng, xào lăn, nhúng giấm, cháo bao tử nai khổ...

    Những người thích lai rai thường chọn nai khô ướp đủ xì dầu, sả, muối, đường, ớt mè trắng và ngũ vị hương được làm chín trên than hoa và sau đó dần bằng sống dao cho mềm. Nếu bạn thích ngồi quây quần với gia đình, bạn bè có thể chọn món nai nướng. Từng miếng thịt nai tươi thái, tẩm gia vị sẵn cho lên bếp, được miếng nào, gắp ra ăn nóng ngay miếng đó cùng với lát gừng là hợp nhất.


    Thịt nai, đặc sản phổ biến của núi rừng Tây Nguyên.

    Selina Nguyễn
    Theo vnexpress

  2. #2
    Junior Member Array
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    cơm lam là đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên rồi nhưng mình vẫn thích món gà sa lửa

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •