Khi đến Huế rồi thì thưởng thức ẩm thức là việc đầu tiên nên làm. Huế nổi tiếng với ẩm thực cung đình cao sang và mĩ vị, tuy nhiên các gánh hàng rong, các món ăn bình dân cũng có sức hấp dẫn khó cưỡng.

Nếu bạn ở 2 đầu đất nước thì phương tiện nhanh nhất giúp bạn có thể đặt chân đến Huế là máy bay. Hàng ngày đều có chuyến bay từ TP.HCM và Hà Nội đến Huế với nhiều hãng như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar giá vé khoảng từ 600-700K/chiều.

Ngoài ra bạn có thể kết hợp với du lịch Đà Nẵng bằng cách tìm vé máy bay đi Đà Nẵng rồi đi sang Huế. Hành trình này với nhiều chương trình khuyến mãi sẽ giúp các bạn có thêm cơ hội tìm được vé giá rẻ hơn.

Nếu khó khăn trong việc tìm kiếm vé máy bay đi Huế giá rẻ thì hay truy cập Flynow.vn. Với hệ thống săn vé giá tốt trong tháng: “Vé giá tốt” sẽ giúp mọi người tìm kiếm được mức giá vé rẻ sau vài giây với vài cú click chuột.

1. Cơm Hến

Cơm hến ngon nhất chỉ có ở Huế. Cơm hến tuy là món ăn dân dã có khắp mọi nơi dù ở thôn xóm hay đường quê, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm hến được làm từ cơm trắng nấu chín và để nguội. Người ta cho phần thịt hến cùng các phụ gia, thêm tóp mỡ được chiên giòn. Cơm hến có thêm chút mắm ruốc Huế vừa bùi, chát, cay và hăng. Được ăn kèm với phụ gia là rau sống gồm có: rau sống, bắp chuối, giá đỗ và ít thân khoai môn trắng thái nhỏ. Lạc được rang vàng và phi dầu vàng cho có màu đẹp mắt.

Cơm hến ngon nhất là ở cồn Hến, hoặc quán chị Nhỏ, bán trong ngõ đường Phạm Hồng Thái, góc giao với Trương Định – nhưng chỉ bán buổi sáng, đến trưa là hết, hoặc không thì ăn ở số 2 Trương Định. Cơm hến khá rẻ, một tô chỉ khoảng 10.000 đồng.

2. Bánh canh Bà Đợi


Bánh canh bà Đợi là một nơi dừng chân đông đảo của thực khách và khách du lịch Huế và đã có tuổi đời hơn 30 năm tồn tại. Nằm trên đường Đào Duy Anh, ở cuối một con hẻm nhỏ có một quán bánh canh không bảng hiệu . Cái tên thú vị “bà Đợi” cũng có nguồn gốc của nó: đó là do mọi người tới ăn thường phải đợi rất lâu, vì vậy mọi người đã gọi luôn là quán... “bà Đợi” đấy!

Bánh canh thực sự có mùi vị rất riêng. Cái riêng đến từ cái sền sệt của bánh canh, từ cái ngọt từ tôm từ thịt của nước dùng và cả mùi thơm đặc trưng từ gia vị.

Nước dùng của quán này có vị đậm đà và thơm tự nhiên của tôm. Khi tô bánh canh được bưng ra, nước trong, chả và tôm tươi giòn sần sật, thực khách sẽ gia thêm tiêu, muối, chanh, tương ớt dầu và hành lá thái nhỏ bầy sẵn trên bàn, mặc dù tự nước dùng trong tô đã đủ ngon vị lắm rồi... Vì vậy mà hiếm khi khách bỏ sót nước dùng trong tô bánh canh ở quán bà Đợi.

3. Chè Hẻm

Ông bà ta ngày xưa thường nói nếu ngoài Hà Nội có “36 phố phường” thì Huế cũng có “36 thứ chè”. Không ai biết chè hẻm có ở Huế từ bao giờ mà chỉ biết gọi là thế, bởi nó thường nằm sâu trong các ngõ ngách với rất nhiều loại chè khác nhau.

Mỗi loại chè có một hương vị riêng, ngon bổ, tinh tế và cầu kỳ như chính con người nơi đây. Chè bắp ngọt mát tinh khiết, vừa thơm vừa bùi nấu từ bắp ngô non của cồn Hến, chè hạt sen với thứ hương trầm thật lạ của giống sen hồ Tịnh Tâm – loại sen “tiến vua”. Lại còn chè nhãn bọc hạt sen ngọt thanh, thơm bùi và nhiều loại chè như chè hạt lựu, chè trôi nước, chè khoai sọ, chè bột lọc..

Có một loại chè nghe rất lạ tai mà chỉ Huế mới có: chè bột lọc thịt heo quay. Được chế biến cầu kỳ từ những miếng thịt heo quay cắt khúc nhỏ, bọc ngoài là bột nếp, cho thêm đường nấu thành chè. Khi ăn, món chè này cho ta một cảm giác rất lạ, vừa ngọt lại vừa mặn, béo ngậy khó diễn tả thành lời…

4. Cơm chay Huế

Nếu bạn muốn có một bữa ăn thanh đạm và để cơ thể được thanh lọc thì hãy thử một bữa cơm chay tại Huế. Các món chay cũng rất đa dạng và phong phú, chỉ từ rau, củ, nấm, đậu phụ… nhưng bạn đã có một bữa cơm đầy đủ và thịnh soạn vô cùng.

Khách đến Huế, nếu thích được thưởng thức một bữa cơm chay thì ngoài những Phật tử biết nấu cơm chay ngon để mời thân mật ở gia đình, có thể liên hệ các chùa để thưởng thức một bữa cơm chay Huế đặc biệt. Bạn đến chùa nào cũng được, nhưng tốt hơn cả là chùa Từ Đàm, vì ở đây là chùa sư nữ nên có nhiều ni cô nấu cơm chay ngon, lại ở ngay trong thành phố - trên đường Điện Biên Phủ.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể đến quán cơm chay Liên Hoa – số 3 đường Lê Quý Đôn để thưởng thức các món chay. Như một thực khách ở Hà Nội đã nhận xét:

“Cơm chay Liên Hoa hội đủ 2 đặc điểm chính của đồ ăn xứ Huế, một là ngon và hai là rẻ. Về ngon, bạn cứ ăn thử thì biết. Mình tin là mình đủ khó tính để bảo hành cho cái nhận xét rằng đồ ăn ở đây ngon. Về rẻ, lần mình đi đông nhất là nhóm 7 người, gọi tổng cộng 12 món, hóa đơn thanh toán hết 350k. Ăn từ chiều hôm trước mà đến sáng hôm sau vẫn chưa thấy đói. Mình cứ nghĩ đồ chay ở đây, tính luôn cả tiền ship ra Hà Nội, cộng thêm cả lãi cũng vẫn là rẻ kinh hoàng, đập chết tất cả các quán chay khác ở Thủ đô.”

5. Bún nghệ

Thường đến Huế du khách chỉ nghe đến bún bò, bún thịt nướng, bún hến... nhưng nếu là người ưa khám phá thì bạn không nên bỏ qua món bún nghệ được bán ở chợ Tây Lộc hoặc trên đường Trần Quang Khải.

Như tên gọi, màu vàng bắt mắt của nghệ trong bát bún đặc trưng xứ Huế khiến nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên. Tuy nhiên, điều ấn tượng nhất của bún nghệ lại nằm ở lòng lợn ăn kèm. Do đó, một bát bún nghệ ngon phải đảm bảo bún dẻo, nghệ thơm và lòng ngon.

Nghe qua tưởng chừng đơn giản nhưng nguyên liệu làm nên một bát bún nghệ lại khá đa dạng và phong phú. Ngoài bún, nghệ tươi và lòng lợn, còn có tiết lợn, nước mắm, rau răm, ớt quả... Bún sau khi được xào qua với nghệ, cho vào bát rồi bỏ thêm lòng xào gia vị, chút mắm, muối tiêu, rau răm là đã có ngay một bát bún nghệ thơm ngon và lạ mắt.

Nếu không quen khi ăn bạn có thể thấy lạ lẫm với vị hăng, ngái của nghệ tươi nhưng ngay sau đó sẽ cảm nhận được vị béo của lòng, vị mềm dai của những sợi bún nhuộm vàng.


6. Bún hến

Bún hến là món ăn biến thể từ món cơm hến của tầng lớp bình dân vùng cồn Hến ven sông Hương xưa.

Một tô bún hến đầy đủ gồm bún, hến xào, ớt tương, ớt tươi, nước ruốc, dầu mỡ, rau thơm, bắp chuối được thái mỏng và da heo rán phồng. Bên cạnh là tô nước hến và một khay gia vị để khách có thể tự nêm nếm.

7. Bánh canh bột lộn

Những bát bánh canh bột lộn thơm phức, béo ngậy mùi vị chả cua, sần sật từng miếng bột lộn, hoà quyện với vị cay thơm của từng miếng tóp mỡ đảm bảo sẽ khiến thực khách mê mẩn. Điểm đặc biệt ở đây là sự công phu trong cách chế biến. Củ sắn tươi lột vỏ xay nhuyễn và chắt lọc qua ba lần nước để cho ra miếng bột lộn vừa thơm, vừa bùi. Bột lộn ăn vào vừa dai dai, vừa chua chua. Nước súp ngọt thanh và đậm đà từ chả cua, sẽ giúp hạn chế bớt vị chua của bột lộn.


Quán bán đủ các loại bánh canh như bột lọc, bột mỳ nhưng thu hút nhất vẫn là bánh canh bột lộn với chả cua, trứng cút kèm theo các phụ liệu như hành, ớt và muối tiêu.

Để tráng miệng, bạn có thể gọi thêm cho mình món thạch cầu vồng hay me dầm để giải nhiệt với giá cực "hạt dẻ" nhé!

Địa chỉ: 66 Ngô Đức Kế, Huế