Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Junior Member Array
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Phở thứ ẩm thực đi sâu trong lòng người Hà nội

    Chỉ là một món ăn dân dã bình thường nhưng phở lại đi sâu vào trong lòng rất nhiều người, đặc biệt là những người xa xứ. Phở - món ăn không có xuất xứ từ ẩm thực Hà Nội, cũng không phải chỉ Hà Nội mới có nhưng nó đã trở thành ẩm thực đặc trưng cho xứ này để ai đi xa cũng phải nhớ về Hà Nội

    Tôi đã vào Sài Gòn, ăn phở ở chợ Bến Thành, phố Tây, phố Tàu. Phở ở đây không khác hủ tiếu, bánh canh là mấy. Tôi cũng đã từng lên Tây Bắc, vừa ăn phở chua vừa hít hà cái lạnh vùng cao, rồi phở bò Nam Định, phở đà điểu, phở Đà Lạt... Tại cái lưỡi đã quen mùi hay tại vị đậm đà của phở cổ truyền Hà Nội đã thành quá đặc trưng mà không nơi đâu cái tên phở gợi nhiều cảm xúc cho tôi như ở Hà Nội.

    Về sự ra đời của phở, có người nói xuất phát từ món thịt hầm của Pháp, cũng có người nói nó giống món ăn của Tàu, tuy nhiên, câu chuyện phở có nguồn gốc từ món canh bánh đa ở Vân Cù (xã Đông Sơn, Nam Trực, Nam Định) là có vẻ hợp lí nhất. Tương truyền, người Vân Cù đã khai sinh ra phở Hà Nội. Từ những năm 1920, người Vân Cù đã lên Hà Nội bán phở rong và từ đó phở gắn với Hà Nội.

    Chả trách, xưa kia nhà văn Vũ Bằng từ phương Nam xa xôi chiêm vọng về "Miếng ngon Hà Nội" một cách tha thiết thế: “Ngay từ đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức hút huyền bí, quyến rũ ta như mây khói chùa Hương, đẩy bước chân ta, thúc bách ta... Người bán hàng thỉnh thoảng lại mở nắp cái thùng sắt ra để lấy nước dùng chan vào bát. Một làn khói tỏa ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ trong rừng mùa thu... Trông mà thèm quá!”.
    Những ai từng đọc "Phở" của cây bút tài danh Nguyễn Tuân chắc đều nhớ những câu như: "Phở còn tài tình ở cái chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có nghĩa thâm thúy. Mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt qua lưng, thấy như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt chợt thắm tươi lại. Trong một ngày mùa đông của người nghèo, bát phở có giá trị như một tấm áo kép mặc thêm lên người. Đêm đông, có người ăn phở xong, tự coi như vừa nuốt được cả một cái chăn bông và tin rằng có thể ngủ yên đến sáng, để mai đi làm khỏe".

    Ngày nay ẩm thực Hà Nội có "Phở Thìn", "Phở Cồ", "Phở Quen", "Phở Nhớ", "Phở 24", "Phở Bát Đàn"... với đủ các món như phở gà, phở bò tái chín, nạm gầu, phở đà điểu, cả phở bò Úc, phở bò Kobe... Có những bát phở vài chục nghìn, cũng có những bát phở lên đến vài trăm nghìn. Có những bát phở ngồi vỉa hè vừa ăn vừa ngắm phố phường. Cũng có những bát phở ngồi trên khách sạn sang trọng tít trên cao. Có khi là bát phở phải xếp hàng, chen lấn toát mồ hôi mới có chỗ mà ăn...

  2. #2
    Junior Member Array
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ngày nay ẩm thực Hà Nội có "Phở Thìn", "Phở Cồ", "Phở Quen", "Phở Nhớ", "Phở 24", "Phở Bát Đàn"... với đủ các món như phở gà, phở bò tái chín, nạm gầu, phở đà điểu, cả phở bò Úc, phở bò Kobe.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •