Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc Mông có thể được xem là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Người Hmông quan niệm vạn vật hữu hình, đa thần giáo; Họ cho rằng việc ngự trị, quản lý, điều hành thế giới vạn vật là một lực lượng siêu nhiên. Lực lượng siêu nhiên đó gọi là ma; ma có mặt ở mọi nơi, mọi lúc....


Dân tộc Mông cư trú thường ở độ cao từ 800 đến 1500 m so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam.

Người H’mông có đời sống văn nghệ khá phong phú, đặc biệt là văn học truyền miệng có rất nhiều thể loại, như Truyện thần thoại về anh hùng văn hóa tìm ra loại giống và dạy người H’mông cách trồng ngô, lúa, trồng lanh làm vải mặc … Truyện cổ tích về các con vật chiếm khá nhiều, đặc biệt là truyện về hổ …

<div style="padding-left: 30px"> ​</div>
Đến với dân tộc này chúng ta còn được thưởng thức các màn biểu diễn văn nghệ vô cùng đặc sắc. Người H’mông say đắm dân ca dân tộc mình, đó là Tiếng hát tình yêu (gầu plềnh), Tiếng hát cưới xin (gầu xuống)… mà họ thường hát khi lao động nương rẫy, trong lúc se sợi dệt vải, trong khi đi chợ, đi hội. Trang phục của đàn ông H’mông giống như đàn ông Nùng: quần dài, đũng chân què cạp lá tọa, áo ngắn ống rộng cổ đứng mổ bụng khuy cài, quần áo đều màu chàm.

Người H’mông rất coi trọng dòng họ, họ quan niệm: người cùng dòng họ là những người anh em có cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau, phải luôn luôn giúp đỡ nhau, cưu mang nhau. Mỗi dòng họ cư trú quây quần thành một cụm, có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung. Phong tục cấm ngặt những người cùng họ lấy nhau. Tình cảm gắn bó giữa những người trong họ sâu sắc. Trưởng họ là người có uy tín, được dòng họ tôn trọng, tin nghe.

<div style="padding-left: 30px"> ​</div>
Lễ hội Tu Su của dân tộc Hmông ở Sơn La là nghi lễ có tính tâm linh mang ý nghĩa tốt đẹp của một cộng đồng tộc người sống trên một địa bàn; đây là nhu cầu tâm linh của người dân trong một dòng họ trước vòng quay tuần hoàn của thiên nhiên, là niềm tin sâu đậm của người dân trước những bí ẩn của thiên nhiên để xin được giải hạn và cầu sự may mắn cho từng cá nhân, gia đình trong dòng họ.
Người Hmông quan niệm vạn vật hữu hình, đa thần giáo; Họ cho rằng việc ngự trị, quản lý, điều hành thế giới vạn vật là một lực lượng siêu nhiên. Lực lượng siêu nhiên đó gọi là ma; ma có mặt ở mọi nơi, mọi lúc. Thế giới vạn vật như đất đai, rừng núi, sông suối, cây cỏ, chim muông…đều có linh hồn và tồn tại như một thực thể sống. Con người phải biết thờ cúng, kiêng kỵ, biết làm các lễ nghi để cầu may, mong cho ma nhà - ma tổ tiên – thần linh phù hộ, bảo vệ con người. Nếu không cúng bái đầy đủ, chu đáo thì ma sẽ quấy nhiễu, gây ra bệnh tật, tai nạn, mất mùa, mất đoàn kết…
Lễ hội là dịp tập trung, duy trì mối quan hệ cộng đồng trong đời sống, là thông điệp chung gửi tới tổ tiên, thần linh cầu xin may mắn của trời đất mưa thuận, gió hòa, phù hộ cho dân bản sức khỏe dồi dào để lao động, tăng gia sản xuất và tăng cường sự đoàn kết của mỗi cá nhân, gia đình trong dòng họ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Lễ hội Tusu thường được tổ chức tại nhà trưởng dòng họ vào một ngày nhất định trong năm ở 2 cấp độ khác nhau:
- Cấp độ thứ nhất: Được tổ chức mỗi năm một lần tại bản Cáy Ton, xã Tú Nang huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La từ ngày 28/9 đến ngày 29/9.
- Cấp độ thứ hai: Được tổ chức 3 năm một lần tại bản Phiêng Ban, xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La; Lễ hội được tổ chức trong 2 ngày 13/3 hoặc ngày 23/3 âm lịch. ( vào những năm 2005 - 2008 - 2011 - 2014...)
Hãy cùng chúng tôi tham gia trải nghiệm tại lễ hội, du khách sẽ khám phá rất nhiều điều thú vị của bản dân tộc Hmông mang đậm nét truyền thống,Một điều rất độc đáo rằng lễ hội là: Chỉ có nam giới mới được vào lễ, pha chế thực phẩm, nấu nướng, sắp lễ, sắp cơm...Đêm đến họ trải chiếu, áo mưa ra nền nhà, chủ khách cùng ngủ vui.
Nguồn: http://hanoivoyage.com