Kết quả 1 đến 9 của 9
  1. #1
    Junior Member Array
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Ý nghĩa lễ hội Vu Lan Báo Hiếu qua điểm nhìn lịch sử

    Tiến trình hình thành và phát triển Lễ hội Vu Lan tại nước ta từ xưa đến nay, theo thiển ý chúng tôi, cho đến bây giờ nó vẫn chưa được sử sách nào ghi lại một cách cụ thể, rõ ràng.

    Có chăng, Lễ hội vào ngày Rằm tháng 7 theo lịch âm này chỉ có được đề cập bàng bạc ở trong kinh điển hoặc trong một số sử sách nước nhà qua các dữ kiện. Nhưng điều đáng nói ở đây, thực tế lịch sử minh chứng tầm vóc của nó qua dòng thời gian sự kiện lịch sử, kể từ ngày đạo Phật du nhập vào nước Đại Việt xưa kia cho đến hôm nay thì nó có ý nghĩa và giá trị lớn hơn nhiều so với thưở ban đầu. Từ một lễ nghi – cầu siêu bạt độ cho vong linh mang tính chất tôn giáo thiêng liêng, ngày nay nó trở Lễ hội Vu lan Báo hiếu của giới Phật giáo, trên hết nó nghiễm nhiên trở thành Lễ hội Văn hoá tình người của dân tộc và nhân loại.



    Không phải ngẫu nhiên, cứ đến ngày rằm tháng bảy âm lịch hằng năm, giới Phật giáo long trọng tổ chức Đại Lễ Vu lan – Báo hiếu thật trang nghiêm hết sức hoành tráng từ hình thức tổ chức cho đến nội dung ý nghĩa ngày càng có giá trị nhân văn trên bình diện tâm linh – văn hoá của con người. Trong ý niệm đầu tiên, Vu lan chỉ là ngày lễ cầu siêu bạt độ cho tiền nhân quá vãng. Nó được xuất phát từ điển tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu lan bồn.

    Vu lan là danh từ gọi tắt của từ Vu lan bồn. Vu lan bồn là cứu tội bị treo ngược. Tiếng Phạn là Ulambana, hay Avalamba nghĩa là treo ngược. Người Trung Hoa dịch Giải đảo huyền (Giải cái tội bị treo ngược). Theo ý nghĩa của tích Vu lan mà lý giải thì những người trong đời sống của chính mình từng tạo nghiệp ác thì phải chịu quả báo vào các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chịu nhiều thống khổ cùng cực như người bị treo ngược. Báo hiếu là sự đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ hiền tiền và cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp; mở rộng ra là thái độ sống ân tình nghĩa cảm của “người còn kẻ mất” trong các mối quan hệ của con người.

    Xem ra, lễ Vu lan có lẽ được định hình từ thời đức Phật, bằng đại bi tâm của mình Ngài đã chỉ phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận không ai khác chính là Mục Kiền Liên. Tôn giả là một trong mười vị đệ tử xuất chúng của Thế Tôn. Khi Ngài vừa chứng được Lục thông, Tuệ nhãn liền tưởng nhớ đến mẹ mình, Tôn giả dùng tuệ nhãn nhìn khắp bốn phương, liền thấy mẹ mình đang ở trong loài ngạ quỷ hết sức đói khổ.

    Thương xót mẹ vô vàn, Ngài đã vận dụng thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ, do tâm mẹ mình quá xan tham lẫn từ đời trước quá nặng, sợ người khác thấy xin, cho nên bà một tay che bát cơm, một tay bốc cơm ăn. Than ôi, cơm chưa tới miệng đã hoá thành than lửa không thể nào dùng được. Vô cùng đau đớn, không biết có phương thức gì để cứu độ mẹ mình, Ngài liền về bạch Thế Tôn. Đức Phật thưởng tưởng, Ngài liền dạy:

    “Tội lỗi của mẹ ngươi dù có dùng thần thông phép lạ của hàng thiên thần địa kỳ cũng không cứu được đâu! Duy chỉ có dùng thần lực của chúng Tăng sau ba tháng an cư kiết hạ, tinh tấn tu hành thanh tịnh tập trung chú nguyện cho, may ra mới chuyển hoá được nghiệp lực của mẹ ngươi mới được thoát cảnh khổ mà thôi”

    Nghe vậy, Tôn giả Mục Kiền Liên liền khẩn cầu Thế Tôn:

    “Bạch Thế tôn, con nay làm sao mà mời được chư Tăng mười phương cúng dường một lúc như vậy được?”

    Đức Phật dạy: “Trong ngày Vu lan là ngày Tự tứ của chư Tăng, ông nên sắm các thứ cúng dường trong ngày Tự tứ, ngày đó dù các vị ở trong thiền định, hay thọ hạ kinh hành, hay hoá độ nhân gian, cũng tập trung lại để Tự tứ và cầu nguyện cho mẹ người, thì mẹ người được thoát khổ”.

    Tôn giả thực hành theo lời dạy của Thế Tôn, và chính trong ngày lễ Vu lan năm đó, mẹ Tôn giả thoát được cảnh ngạ quỷ mà hưởng được của chư Thiên. Tôn giả vô cùng hoan hỷ và thỉnh cầu:“Nếu sau này có chúng sanh nào muốn phát tâm hiếu để mà cầu nguyện cho cha mẹ thoát khổ được vui thì có làm như con có được không?.

    Thế Tôn bảo rằng: “Có thể làm được như vậy trong ngày Tự tứ mà cha mẹ đời này và nhiều đời được siêu độ giải thoát”.

    Từ đó, trong Phật giáo truyền lại một pháp cứu độ cho các bậc tiền nhân quá vãng được siêu thoát sanh về cảnh giới an lành được thực thi trong ngày Vu lan – Tự tứ. Ngày này, dù bạn là ai, làm gì, ở đâu cũng ước muốn được đến chùa để tham dự lễ Vu lan – Báo hiếu, thắp một nén hương lòng cầu cho cha mẹ hoặc đời này, hay nhiều đời được siêu độ, còn người đang hiện hữu nhờ công đức này mà an lành hạnh phúc trong cuộc sống nhân sinh.

  2. #2
    Junior Member Array
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    đọc xong bài này, làm cho mình suy nghĩ rất nhiều thứ, bài viết rất hay, cảm ơn tác giả

  3. #3
    Junior Member Array
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    mùa vu lan, mùa báo hiếu

  4. #4
    Junior Member Array
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đọc xong bài này mình thấy yêu thương bố mẹ hơn rất nhiều. Cảm ơn bạn vì bài viết rất hữu ích.

  5. #5
    Junior Member Array
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    sắp đến lễ vu lan rồi

  6. #6
    Silver member Array
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    10
    qua rồi. nhớ mẹ quá

  7. #7
    Junior Member Array
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Mình hạnh phúc vì vẫn còn cả ba lẫn mẹ.

  8. #8
    Junior Member Array
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Toàn nguồn gốc từ Trung quốc nhể

  9. #9
    Junior Member Array
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Cảm ơn tác giả bài viết

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •