Chiều 11/7, tại phiên họp 50 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, ông nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi về các dự án BOT.


[LEFT]Cái chết lâm sàng của hàng loạt dự án nghìn tỷ

Sáng 11/7, ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phát biểu ý kiến về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016. Một trong những tồn tại được ông Giàu nêu lên là nhiều dự án can ho florita garden luy ban bich, công trình có quy mô lớn không thể đưa vào hoạt động. Những dự án này không tạo ra tăng trưởng, việc làm, không đóng góp vào ngân sách nhà nước. Ngược lại, các dự án nghìn tỷ còn thua lỗ nặng nề, đứng trước nguy cơ phá sản, gây tổn thất lớn đến tài sản Nhà nước.

Nhiều dự án nghìn tỷ đang rơi vào thực trạng trên được đại biểu Nguyễn Văn Giàu "điểm danh" trong báo cáo có thể kể đến:

Một trong ba nhà máy ethanol trọng điểm quốc gia với số vốn đầu tư lên đến hơn 2.200 tỷ là dự án nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất đã dừng hoạt động. Sau 10 năm triển khai, du an bella vista mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 trên 8.000 tỷ đồng vẫn chưa hoạt động.

Qua 4 năm hoạt động, với số vốn 12.000 tỷ đồng do Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình (Tập đoàn Hoá chất) đầu tư nhưng nhà máy Đạm Ninh Bình mỗi năm thua lỗ khoảng 2.000 tỷ đồng. Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ của Công ty Cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 7.000 tỷ đồng nhưng đã phải tạm ngừng hoạt động.

Nhà máy bột giấy Phương Nam, tỉnh Long An được đầu tư với số vốn 3.000 tỷ đồng sau 10 năm phải bỏ hoang vì không thể sản xuất do công nghệ không phù hợp. Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam do Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp và Vận tải (Tracodi - tên giao dịch ở thời điểm đó là Công ty Đầu tư Phát triển Giao thông vận tải thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6) đầu tư.

Ngoài ra, vị Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng nêu vấn đề quản lý đầu tư, khai thác thu phí chưa minh bạch và mật độ trạm thu phí trên Quốc lộ 1A quá dày đối với các dự án BOT. Theo ông Giàu, trong báo cáo hơn 100 trang của Bộ Giao thông vận tải, bình quân 62km lại có 1 trạm thu phí.

Tập trung tháo gỡ là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ

Trao đổi lại một số vấn đề các đại biểu Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết hiệu quả đầu tư của nhiều dự án can ho vison 1 binh tan, đặc biệt là dự án vốn nhà nước hiệu quả thấp. Nghiêm trọng là có nhiều dự án còn thất thoát, mất vốn. Phó Thủ tướng khẳng định đây cũng là khó khăn cần giải quyết.

Về các dự án BOT, ông Dũng cho biết thường xuyên nhận được ý kiến phản hồi qua điện thoại của những người đã nghỉ hưu hoặc đang làm việc.

Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ cũng đang yêu cầu Bộ Giao thông vận tải báo cáo một cách tổng thể để đánh giá lại. Một trong những khó khăn của ngành giao thông là chưa có kinh nghiệm nên dẫn đến nhiều hạn chế trong thời gian qua.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định: "Chúng tôi rất tập trung tháo gỡ, tính toán lại để đảm bảo lợi ích trước hết của nhà nước, lợi ích của nhà đầu tư nhưng đặc biệt là lợi ích của người dân. Không để người dân phải đóng phí cao, ông Dũng nói.