Biểu diễn ca trù. Ảnh: internet



(Cinet)- Nhằm hệ thống và tư liệu hóa di sản ca trù, làm căn cứ để các cơ quan chức năng có chính sách, biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản một cách hợp lý, trong thời gian tới, các CLB ca trù trên địa bàn TP Hà Nội sẽ tiến hành ghi âm, ghi hình.

Sau khi trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại từ năm 2009, cùng với niềm tự hào, các giáo phường Ca trù trên đất Thăng Long đã nỗ lực hết mình nhằm từng bước đưa Ca trù thoát khỏi tình trạng khẩn cấp. Khắp nơi các nghệ nhân nảy nhịp sênh, giòn nhịp phách, luyến láy tiếng đàn. Đó là tín hiệu đáng mừng bởi Hà Nội là địa phương “sở hữu” nhiều di sản Ca trù nhất trong cả nước.

Theo thống kê, Hà Nội hiện có 14 Câu lạc bộ và nhóm ca trù đang hoạt động, trong đó Câu lạc bộ ca trù Hà Nội, Câu lạc bộ ca trù Thăng Long, Câu lạc bộ ca trù Lỗ Khê, Đồng Trữ, Ngãi Cầu, Yên Nghĩa, Cầu Đơ… hoạt động khá sôi nổi. Việc thực hành di sản ca trù ở Hà Nội hiện nay cũng cao nhất cả nước với 46 người có khả năng truyền dạy, 215 người thực hành, hàng trăm người theo học… Các Câu lạc bộ còn giữ được hơn 30 thể cách, điệu múa cổ; mới sáng tác thêm 18 làn điệu biểu diễn phục vụ nhân dân và du khách. Đặc biệt, Câu lạc bộ Ca trù UNESCO đã khôi phục thành công điệu hát cổ thờ Tổ nghề Non Mai, Hồng Hạnh sau 80 năm thất truyền, được giới nghiên cứu văn hóa đánh giá cao.

CN



Theo cinet.vn

View more random threads: