Trong sử nước Nam có hai công chúa Thiên Cực được biết đến. Đó là công chúa Thiên Cực Lý thị, bên cạnh đó Kiến Gia Hoàng hậu Trần Thị Dung là vợ của vua Lý Huệ Tông, sang thời Trần nhằm tháng 8 năm Bính Tuất (1226) bị con rể là vua Trần Thái Tông 'truất ngôi Thái hậu nhà Lý là Trần thị xuống làm Thiên Cực công chúa, rồi đem gả cho Trần Thủ Độ' (Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục).


Hậu thế biết nhiều đến Thiên Cực công chúa là Trần Thị Dung, nhưng ít ai biết đến Thiên Cực công chúa Lý thị của nhà Lý. Bất ý gieo vạ cho Phạm Du, Thiên Cực công chúa cũng không vì vậy mà tắt lửa lòng. Bao nhiêu khát khao của nhu cầu đàn bà vẫn âm ỉ trong người, chỉ chờ cơ hội là bùng phát. Và dịp ấy lại đến hai năm sau.


(Ảnh minh họa)


Năm Tân Mùi (1211), Điện tiền Chỉ huy sứ Tô Trung Từ là cậu của Trần Tự Khánh và Nguyên phi Trần Thị Dung đã được vua Lý Huệ Tông phong cho làm Thái uý từ tháng 3 cùng năm. Quyền hành của quan Thái uý khuynh loát cả triều Lý đang trên con đường suy vi. Tô Trung Từ lúc ấy đã có con lớn rồi, nhưng chẳng rõ quyền cao chức trọng nên sinh lòng tà dâm hay bị Thiên Cực công chúa liếc mắt đưa tình mê hoặc, mà ba tháng sau ngày lên chức phải thân nhục, danh ô.


Bấy giờ, công chúa Thiên Cực không rõ vì lý do gì mà hai vợ chồng đang có mặt tại đất Gia Lâm. Thiên Cực thường xuyên vào trong hoàng thành để vấn an vua và thái hậu. Trong khi ấy, Tô Trung Từ là mệnh quan triều đình, hai người liên tục giáp mặt nhau. Kẻ có quyền, người có sắc, mối duyên tình của hai người dần nảy nở


Tháng 6 năm Tân Mùi (1211), Tô Trung Từ ban đêm sang Gia Lâm để cùng với công chúa Thiên Cực làm trò 'mèo mả, gà đồng'. Nhưng số của họ Tô đến đây đen đủi, cặp tình nhân đang mê đắm trên giường thì bị quan Nội hầu Vương Thượng, chồng của Công chúa Thiên Cực bắt được. Tức giận vì bị vợ cắm sừng, Vương Thượng mặt đỏ phừng phừng rút gươm lao đến nhằm quan họ Tô mà đâm. Tô Trung Từ nhận trọn lưỡi gươm bén, chết tại trận.


Sử sách không cho biết số phận về sau của Vương Thượng, cũng như sau vụ ngoại tình tày trời ấy, Thiên Cực có bị trách phạt gì không. Nhưng luật pháp nhà Lý khi đó quy định, nếu nam nữ tư thông mà bị bắt quả tang, người chồng có thể kết liễu mạng sống của tình địch mà không bị tội. Về sau, tháng Giêng năm Nhâm Thân (1212), công chúa Thiên Cực gặp họa lớn: Tất cả gia tài, của cải trong nhà
đều bị bọn cướp cướp sạch.


Luật nay: Vương Thượng phạm tội giết người


Luật pháp nhà Lý quy định, nếu nam nữ tư thông mà bị bắt quả tang, người chồng có thể kết liễu mạng sống của tình địch mà không bị tội. Sử sách không cho biết số phận về sau của Vương Thượng, cũng như sau vụ ngoại tình tày trời ấy, Thiên Cực có bị trách phạt gì không, tuy nhiên, cái chết của Tô Trung Từ cần được điều tra làm rõ để xử lý đúng người đúng tội.


Theo quy định của pháp luật thời nay, hành vi ra tay giết tình nhân của vợ của Vương Thượng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Điều 93 BLHS quy định: Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai
năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: Thực hiện tội phạm một cách man rợ...


Đối với trường hợp của Thiên Cực cũng sẽ bị xử phạt theo Điều 147 BLHS về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng: Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến một năm.


Tường Linh






Theo nguoiduatin.vn