Hỏi: Đây là câu hỏi đầu tiên về một sự kiện mới xảy ra: Một vụ án vừa xảy ra giữa 4 sinh viên tại trường Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, vì
hiểu nhầm là nhìn đểu mà những người bạn là sinh viên với nhau, đã đâm chết bạn ngay tại lớp học



Câu hỏi của độc giả dành cho nữ nhà văn Li Di: Chị có cảm giác, cảm xúc gì khi nhận được những tin như thế - tin giết người, giết bạn ngay trên giảng đường, một nơi mà trí thức hội tụ, một nơi có lẽ dường như khó xảy ra những chuyện như thế?


Nhà văn Di Li:






<em style='text-align: center;'>Nữ nhà văn Di Li tại cuộc giao lưu trực tuyến hôm 21/12 do Người đưa tin tổ chức[/I]


Thú thật là càng ngày tôi càng không dám đọc và truy cập vào những thông tin như thế bởi vì nó diễn ra nhiều quá. Cách đây 10 năm, khi mà tôi còn đang học ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, nay là trường Đại học Hà Nội, thì cũng có một trường hợp một bạn học cạnh lớp của tôi, có yêu một bạn gái nữ và một vụ ghen tuông như thế nào đó và một bạn sinh viên ở trường khác vào đâm chết bạn nữ đó ngay trong kí túc xá trường tôi với rất nhiều nhát dao và bạn nữ sinh ấy đã chết ngay tại chỗ. Khi đó,
đây là những việc xảy ra không thường xuyên, rất không thường xuyên nhưng nó đã không loại trừ thành phần trí thức


Nhưng hiện nay, đó là một tình trạng rất nguy hiểm và rất đáng báo động về sự thiếu kiềm chế của những người mà bản thân họ không phải là lưu manh, côn đồ. Vậy thì đây là điều mà chúng ta phải vào cuộc, nhìn nhận nó không phải trên phương diện pháp luật nữa mà là trên phương diện tâm lí và xã hội học.


Hỏi: Thưa nhà văn Di Li, một tâm thế xã hội khá phổ biến hiện nay về sự vô cảm của con người với chính đồng loại của mình thể hiện ở một số vụ việc gần đây như thấy người ngã xe máy thì không cứu, mặc kệ cho máu me be bét, thấy người bị ngã xuống thì hôi của, và thấy người bị tai nạn thì đứng nhìn. Vậy thì theo chị, một nhà văn trinh thám có tiếng, chị cảm xúc thế nào?


Nhà văn Di Li: Tôi nghĩ là soi chiếu trên cái nguyên nhân tại sao càng ngày tội phạm càng gia tăng và sự vô cảm của người dân càng tăng.


Một cái hiển thị rõ nhất là càng ở những đô thị lớn tội phạm ngày càng gia tăng. So với các nước phát triển trên thế giới thì cái tỷ lệ tội phạm của chúng ta không nhiều bằng các quốc gia phát triển cao. Và thậm chí tội phạm có tính chất mạn rợn, dã man thì chúng ta có phần thấp hơn tuy nhiên nó càng gia tăng. Chúng ta có thể thấy rằng ở nông thôn, tội phạm ít hơn, tính chất dã man, côn đồ và chuyên nghiệp
của tội phạm cũng ít hơn. Và như vậy các nước phương Tây phát triển, tội phạm của họ hơn ta.


Tuy nhiên thì có 1 điều đáng lo ngại là mặc dù tỷ lệ tội phạm của họ rất cao, tội phạm tinh vi hơn, chuyên nghiệp hơn, thế nhưng mà cái hệ thống luật pháp và cái hệ thống phòng chống tội phạm, cũng như công nghệ điều tra hình sự của họ phát triển hơn chúng ta rất nhiều, lực lượng của họ cũng đông đảo hơn.






Nữ nhà văn trinh thám Di Li


Ví dụ như là ở Hoa Kỳ cái đường dây nóng phòng chống tội phạm của họ rất nhiều, những hiệp hội, trung tâm bảo vệ trẻ






Nhà văn Di Li tên thật là Nguyễn Diệu Linh, sinh năm 1978, tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Chị từng đoạt giải ba trong cuộc thi Truyện ngắn Quân đội 2005-2006 với truyện ngắn Cocktail. Đến nay, Di Li đã xuất bản các tập truyện ngắn Tầng thứ nhất, Điệu Valse địa ngục, Bảy ngày trên sa mạc, tiểu thuyết Trại hoa đỏ và một số tác phẩm dịch.


Di Li hiện đang là giảng viên tiếng Anh của trường Cao đẳng thương mại và du lịch Hà Nội.






em, phụ nữ bị bạo hành cũng rất nhiều, ở bang nào cũng có, thành phố nào cũng có. Chỉ cần ở hàng xóm mà 1 đứa trẻ bị hành vi xâm phạm, chỉ cần gọi điện 15 phút sau đã có các nhà chức trách có mặt ngay tại gia đình đó và có thể bị ra tòa.


Ban nãy, luật sư Trần Đình Triển có nói 1 ý là cái ý thức phòng chống tội phạm của chúng ta thì rất là kém, thấy người bị nạn, bị móc túi,, bị cướp thì chúng ta vô cảm, chúng ta bỏ qua. Thế thì cái điều này tôi cũng nói rằng là càng trong xã hội văn minh phát triển, càng ở đô thị lớn thì sự vô cảm của con người càng gia tăng. Đấy là văn hóa đô thị, ở nông thôn thì không có vậy. Chúng ta về nông thôn sẽ thấy,
chỉ cần có 1 sự nhỏ là làng xóm có sự kết nối nhà nọ với nhà kia, người ta giúp đỡ can thiệp vào.


Nhưng ở thành thị thì không như vậy. (Còn tiếp).


* Cập nhật chi tiết buổi giao lưu trực tuyến ‘Ngăn chặn, phòng chống tội phạm dã man hiện nay’ do báo Người đưa tin và Kênh truyền thông Tin mới tổ chức thực hiện ngày 21/12/2012.


Quý vị luật sư, luật gia và độc giả quan tâm đến đề tài này, có thể gửi ý kiến về email: luatsu@nguoiduatin.vn để cùng thảo luận.


> Tin tức hấp dẫn, thiết thực trên chuyên mục Luật sư báo Người đưa tin


Kỳ tới: Nữ nhà văn Di Li ‘không khuyến khích hành động của các hiệp sỹ ở Bình Dương’


Ban Thư ký – Biên tập






Theo nguoiduatin.vn