> Bài viết của quý vị luật sư, luật gia về các vấn đề của xã hội, vui lòng gửi về email: luatsu@nguoiduatin.vn


> Người đưa tin Luật sư - diễn đàn của nhà luật


Mặc dù ngày nay vấn đề quấy rối tình dục là một trong những vấn đề lớn nhất mà các chủ doanh nghiệp phải đối phó, nhưng đó không phải là kiểu phân biệt đối xử duy nhất mà bạn cần quan tâm đến.






Ở Mỹ, trong khi các công ty có dưới 15 nhân viên thông thường được miễn khỏi các luật liên bang qui định về vấn đề phân biệt đối xử, hầu hết các bang đều có những luật riêng cấm phân biệt đối xử mà ngòai việc bảo vệ nhiều loại nhân viên hơn, luật này bao gồm cả các doanh nghiệp nhỏ hơn nằm trong phạm vi và những tiêu chuẩn về giấy tờ và bằng chứng có lợi hơn cho người đi kiện.

Ngoài xu hướng là hội đồng xét xử phạt nguyên đơn số tiền gây thiệt hại cao một cách không tương xứng, việc kiện tụng về vấn đề này có thể vô cùng tốn kém, ngay cả khi bạn thắng. Một luật sư ước tính chi phí trung bình để thuê một luật sư cho bị cáo trong một vụ kiện quấy rối tình dục, bất kể phán quyết của tòa án như thế nào, đã hơn 75,000 đôla.


Một trong những biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa nạn quấy rối tình dục là ban hành qui định chống lại việc quấy rối. Dưới đây là một vài câu hỏi chủ yếu liên quan đến một qui định như thế.


Quấy rối tình dục là gì? Có hai loại quấy rối tình dục. Loại thứ nhất là “yêu cầu đổi chác”. Theo nghĩa cơ bản nhất thì quấy rối tình dục loại này liên quan đến việc người chủ yêu cầu nhân viên hoặc người xin việc quan hệ tình dục để đổi lấy việc làm hoặc những lợi ích nào đó trong công việc.






Loại thứ hai là “môi trường làm việc đáng sợ”. Ngược lại với lọai “yêu cầu đổi chác”, lọai quấy rối này khó xác định hơn nhiều, mặc dù xảy ra thường xuyên hơn. Nhiều người thậm chí có lẽ không nhận ra họ là nạn nhân của lọai quấy rối này, hoặc thậm chí không nhận ra họ là kẻ quấy rối.


Kiểu quấy rối điển hình trong một môi trường làm việc đáng sợ liên quan đến việc một người hướng dẫn, một đồng nghiệp hoặc khách hàng có những lời bình phẩm hay nhận xét về giới tính không lịch sự, hoặc đụng chạm vào những phần nhạy cảm có ý gợi dục hoặc có những hành động không thích hợp về mặt giới tính đối với một nhân viên.


Tại Việt Nam, Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành từ 1/5/2013 đã dành hẳn 4 điều (điều 8, 37, 182 và 183) đề cập vấn đề này. Không chỉ nghiêm cấm “ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc” (khoản 2, điều 8), pháp luật còn cho phép “người LĐ bị ngược đãi, quấy rối tình dục” có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (điểm c, khoản 1, Điều 37). Ở Việt Nam, giáo dục & y tế là hai ngành bị quấy rối tình dục nhiều nhất.

Ngoài những lao động làm việc tại cơ quan công sở, lao động giúp việc nhà cũng nằm trong phạm vi bảo hộ. Điều 183 quy định: “ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động.


Loạt bài nóng về bác sỹ quấy rối tình dục nữ bệnh nhân:


> Khám siêu âm, bác sỹ buộc bệnh nhân 'thoát y'


> 'Lang băm' cởi quần nữ bệnh nhân để khám ngực


> Nữ bệnh nhân bị bác sỹ cưỡng dâm khi đang hôn mê


> Quan chức y tế: 'Có chuyện sàm sỡ nữ bệnh nhân'


Kỳ tới: Không hẹn hò với người làm việc cho mình


Hồng Hoa






Theo nguoiduatin.vn