Câu hỏi được gửi tới từ độc giả Nguyễn Kim Chi (Ba Đình - Hà Nội).


Ts. Trịnh Hòa Bình trả lời: Tôi rất đồng tình với luật sư Trần Đình Triển, rằng chúng ta có một phức hợp nguyên nhân, chứ không chỉ là nguyên nhân đơn lẻ. Và sau khi chúng ta đã thừa nhận là có một phức hợp nguyên nhân như vậy, thì giải pháp ở đây là đa giải pháp và quan điểm phòng là chính luôn luôn có ý nghĩa quyết định. Chỉ nhờ đặt quan điểm phòng là
chính thì mới có thể chống hữu hiệu.


Bạn có nói là nguyên nhân đã tìm được rồi nhưng tại sao mãi vẫn không chống được thì chúng ta đã nói rằng là, đây là một phức hợp nguyên nhân thì khi mà tác động phòng ngừa và ngăn chặn cũng phải tác động vào tất cả các vị trí, tất cả các nguyên nhân và đại loại là tất cả các xuất phát, cuội nguồn của tội ác.


Chúng ta không thể nghĩ rằng, tìm ra nguyên nhân một cái là giống như một cỗ máy, chúng ta bấm nút. Ví dụ ở đây là nút khởi động thì tình hình có thể thay đổi ngay. Và chúng ta đừng thấy rằng con người ta sống trong môi trường xã hội là có một quá trình, từ lúc lọt lòng, rồi được xã hội hóa bởi gia đình, thế rồi khi lớn lên, gia nhập vào các tổ chức, có các tổ chức đồng kiểm soát người ta
nữa.


Như vậy, đến lúc nào đó, cá nhân đó không chỉ chịu sự kiểm soát, tác động của một thành tố đơn lẻ nào trong xã hội và nó là một quá trình rất phức tạp. Nhưng có phức tạp đến mấy thì ở đây vẫn là xung quanh câu chuyện giá trị sống. Cá nhân con người ta sống trong môi trường xã hội phải thiết lập được quan hệ giữa cá nhân và xã hội, và nếu vì dộng cơ vị kỷ trong những trường hợp nào đó tôi cho là động cơ thấp hèn thỏa mãn cái tôi, lắm khi là cái tôi méo mó, cái tôi bất thiện
thì đây là khởi phát của tội ác.


Và trước khi cho ra đời những hành vi gọi là tội ác thì người ta cũng có những hành vi lệch chuẩn phản đối lại trật tự xã hội cũng như cái trật tự xã hội mà đông đảo người theo đuổi.


Chúng ta không thể ảo tưởng trong một sớm một chiều khi đã tìm ra nguyên nhân A, nguyên nhân B thì chỉ cần bấm nút là tự khắc tội phạm sẽ đứng yên. Và tôi cũng hoàn toàn chia sẻ rằng, xã hội phát triển, xã hội văn minh, tội phạm cũng không hề ít, có điều xã hội chúng ta hiện nay, mọi người đang ngày càng gióng lên một tiếng chuông báo động về con số tội phạm tăng cao và mức độ tội ác dường như ngày càng trở
nên đậm đà hơn.


Chuỗi bài giao lưu trực tuyến ‘Ngăn chặn, phòng chống tội phạm dã man hiện nay':


> Chỉ chờ có cơ hội để xử lý lẫn nhau


> 'Không khuyến khích hành động của các hiệp sỹ ở Bình Dương'


> ‘Kinh hoàng ở nơi tưởng không có bóng dáng tội phạm’


* Cập nhật chi tiết buổi giao lưu trực tuyến ‘Ngăn chặn, phòng chống tội phạm dã man hiện nay’ do báo Người đưa tin và Kênh truyền thông Tin mới tổ chức thực hiện ngày 21/12/2012.


Quý vị luật sư, luật gia và độc giả quan tâm đến đề tài này, có thể gửi ý kiến về email: luatsu@nguoiduatin.vn để cùng thảo luận.


> Tin tức hấp dẫn, thiết thực trên chuyên mục Luật sư báo Người đưa tin


Ban Thư ký - Biên tập






Theo nguoiduatin.vn