> Ý kiến đóng góp xây dựng pháp luật của luật sư, xin mời gửi tới email: luatsu@nguoiduatin.vn


Mới đây, báo chí đã công bố dữ liệu thời sự về thực trạng quản lý hành chính tòa án địa phương tại Việt Nam (do tiểu dự án Văn phòng Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương điều phối, giám sát) cho thấy: 29,2% thẩm phán cấp tỉnh và 22,8% thẩm phán cấp huyện trao đổi đường lối giải quyết vụ án với lãnh đạo tòa án đối với tất cả các loại vụ án; 63,9% thẩm phán cấp tỉnh và 67,7% thẩm phán cấp huyện cho biết là tòa án mình có 'quy chế về báo cáo án'…






Thẩm phán Moriaty ở Houston bị báo chí gọi là 'ngu ngốc' khi kết tội một công dân gốc Việt một cách 'bất nhân'. Ảnh từ báo nước ngoài


> Tài xế bị khởi tố do nạn nhân đâm xe vào đuôi và tử vong, luật sư lo ngại cảnh sát làm oan người vô tội


Đây không phải là nghiên cứu nhỏ lẻ mà là kết quả khảo sát có sự tham gia của hơn 2.500 thẩm phán, đại diện cho gần một nửa thẩm phán tòa án cấp tỉnh và huyện trên cả nước.


Điều này cũng có nghĩa nguyên tắc độc lập xét xử đã được hiến định nhưng không được triển khai tốt hoặc đang tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau ở nhiều vùng, miền.


Từ các ý kiến của các thẩm phán, còn có thể thấy, tình trạng 'thẩm phán trao đổi đường lối giải quyết vụ án với lãnh đạo tòa án' (còn gọi là 'báo cáo án') khá phổ biến, khiến quan hệ giữa tòa án cấp trên và tòa án cấp dưới là quan hệ tố tụng song đang được thực hiện dưới cơ chế hành chính.


Tòa án cấp huyện đang coi tòa án cấp tỉnh là cơ quan cấp trên, chứ không 'hình dung' đây là hai cấp xét xử độc lập.


Thực tế, trước và trong khi xét xử bất cứ vụ án nào, các thẩm phán đều phải tuân thủ quy chế hoạt động của ngành, chịu sự quản lý của chánh án và hướng dẫn nghiệp vụ của Ủy ban Thẩm phán và cấp ủy.


Nếu thẩm phán nào chấp hành không đúng quy chế nội bộ, tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị xử lý về mặt Đảng và chính quyền.


Tiến sĩ luật Phạm Minh Tuyên – Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh : từ trước đến nay,vai trò của Thẩm phán chưa được coi trọng, không thể hiện được tính độc lập còn bị ràng buộc nhiều vào sự quản lý của cấp ủy ,Ủy ban thẩm phán. Mặc dù không hề có quy định nào bắt buộc,nhưng thành nếp từ trước tới nay các Thẩm phán khi quyết định về đường lối giải quyết vụ án đều phụ thuộc vào ý kiến của Ủy ban thẩm phán, hầu như các Thẩm phán đều không thể làm trái ý kiến của Ủy ban thẩm phán khi quyết định hình
phạt. Dẫn đến không có tính độc lập trong khi xét xử, đây là một điều vô cùng bất cập và thiệt thòi cho các thẩm phán Việt Nam khi so sánh với chế định Thẩm phán của các nước trên thế giới và trong khu vực.


Theo luật sư Đỗ Ngọc Thịnh - phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam, khảo sát của Liên đoàn ở 1 số đoàn chỉ 50% luật sư sống được bằng nghề mà nguyên nhân chính là do“mô hình tố tụng có vấn đề” khi vẫn đang được tiến hành theo kiểu“thỉnh án”,“báo cáo án”, cùng những cản trở từ phía cơ quan điều tra, kiểm sát.“ Nếu không cải cách mạnh mẽ thì khó thể nâng cao vị thế,uy tín của luật sư.






Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa kỷ luật thẩm phán vì không báo cáo án theo Quy chế


“Tất cả các loại án trước khi xét xử thì thẩm phán phải báo cáo cho chánh án biết ngày xử, để chánh án triệu tập ủy ban Thẩm phán (UBTP) trao đổi nghiệp vụ. Việc trao đổi nghiệp vụ đó là để giúp cho thẩm phán nói riêng và HĐXX nói chung cập nhật kiến thức về pháp luật, giải quyết vụ án chính xác hơn, chất lượng hơn”, chánh án Khánh Hòa Nguyễn Văn Phước nói trên báo.


> Đọc thêm vụ kỷ luật thẩm phán ở Tòa án tỉnh Khánh Hòa






GS TS Nguyễn Đăng Dung (chủ nhiệm Bộ môn Luật Hiến pháp - Hành chính, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay: Dù việc phân công thẩm phán xét xử các vụ việc về nguyên tắc là vấn đề nội bộ quản lý của các tòa án, tuy nhiên, trong thực tế nguyên tắc này không phải lúc nào cũng được tôn trọng.


'Quan trọng hơn, trong hoạt động của các tòa án, một số quy tắc “bất thành văn” như báo cáo án, thỉnh thị án, duyệt án vẫn được áp dụng một cách phổ biến. Cho dù những quy tắc này thường được biện hộ như là sự “tham khảo”về chuyên môn nhưng thực tế không hẳn như vậy. Những quy tắc này rõ ràng mâu thuẫn với những nguyên tắc và yêu cầu về tính độc lập của tòa án và thẩm phán vì nó cho phép các tòa án cấp trên can thiệp vào công việc xét xử của tòa án cấp dưới, cũng như cho phép lãnh đạo các tòa
án can thiệp vào quyền quyết định độc lập của các thẩm phán”', ông Dung cho biết.


Theo điều 130 Hiến pháp 1992 thì thẩm phán, hội thẩm nhân dân chỉ độc lập ở giai đoạn cuối cùng của tiến trình tố tụng - khi xét xử (là từ khi bắt đầu phiên tòa và kết thúc bằng một bản án, quyết định của Hội đồng xét xử, được công bố tại phiên tòa). Còn các giai đoạn hoạt động tố tụng trước đó, thẩm phán không được độc lập?


Từ thực tiễn thi hành Hiến pháp 1992 và pháp luật tố tụng còn nhiều hạn chế. Do đó, dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 cần đảm bảo nguyên tắc độc lập hoàn chỉnh của thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án. Do vậy, đề nghị sửa khoản 2 điều 108 dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 như sau: “Thẩm phán, Hội thẩm nhân phải được độc lập trong thi thực hiện quyền hạn của mình và chỉ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức,cá nhân can
thiệp vào công việc của thẩm phán và Hội thẩm nhân dân”.


> 'Không ai có quyền yêu cầu thẩm phán dừng tuyên án'


Luật sư Nguyễn Hồng Hà (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa)






Theo nguoiduatin.vn