> Tìm LUẬT SƯ trên Nguoiduatin.vn


Dư luận đang sốt với đến thông tin chạy công chức Hà Nội mất 100 triệu đồng. Tuy nhiên kết quả công bố mới nhất của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (ngày 21.1.2012) sau khi cử 3 đoàn Thanh tra, kiểm tra các quận huyện đã khẳng định: Hà Nội chưa phát hiện có hồ sơ, tài liệu chứng cứ thể hiện việc cán bộ, công chức tham gia công tác tuyển dụng vi phạm quy định hay lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cố ý làm trái hay vụ lợi bất
chính.


Nhiều người đặt dấu hỏi không có hay có mà “chưa phát hiện” việc “chạy” công chức ở Hà Nội?






PTT Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Hà Nội làm rõ thông tin chạy công chức mất 100 triệu đồng


Liên quan đến vấn đề này, tác giả muốn nhấn mạnh đến trách nhiệm của cơ quan Thanh tra trong việc kiểm tra, giám sát và phát hiện ra những hành vi tham nhũng.


> Chuyện Đà Nẵng: Thanh tra 'làm ảnh hưởng đến phong trào cách mạng'


Tại Điều 5, Luật Thanh Tra 2010 ghi nhận: “Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.”. Chức năng, nhiệm vụ này cũng được khẳng định tại Điều 7, Luật phòng chống tham nhũng.


Như vậy, nếu để xảy ra tham nhũng, có tham nhũng nhưng cơ quan Thanh tra không phát hiện được thì “phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra …vụ việc tham nhũng” (Điều 7, Luật phòng chống tham nhũng). Tuy nhiên trên thực tế hành vi tham nhũng đã trở nên báo động, rất nhiều đợt thanh
tra, kiểm tra không phát hiện được sai phạm.


Đặc biệt theo báo cáo chưa đầy đủ của các bộ ngành, UBND các tỉnh, Thành phố, trong năm 2012, các ngành đã triển khai 1.589 cuộc thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý các cấp nhưng chỉ xử lý hành chính 18 người, chuyển cơ quan điều tra 3 vụ. Một con số khá là khiêm tốn và đáng phải suy ngẫm.


Để xảy ra tham nhũng, Thanh tra không phát hiệt kịp thời hoặc có thanh tra nhưng không tìm được “dấu vết” sai phạm thế nhưng chưa có nhiều người phải chịu trách nhiệm, người đứng đầu của nhiều cơ quan Thanh tra vẫn chưa bị bất cứ một chế tài nào. Phải chăng chính điều này đã dẫn đến việc hời hợt, thiếu quyết tâm, thiếu quyết liệt trong các đợt thanh kiểm tra? Phải chăng sự hời hợt đó bắt nguồn từ việc xử lý chưa nghiêm trách nhiệm chính cán bộ Thanh tra?


Theo tôi, cần phải đặt vấn đề trách nhiệm của ngành Thanh tra, cụ thể là trách nhiệm của những người đứng đầu trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đặt ra tính hiệu quả trong việc Thanh tra.


Nếu không như vậy, nói như phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thanh tra năm 2012: “Bộ nào cũng có thanh tra, Sở nào quan trọng cũng có thanh tra nhưng vụ việc ai phát hiện? Báo chí phát hiện, Thanh tra Chính phủ phát hiện, Đoàn thanh tra phát hiện... vậy 17.300 người để làm gì?”.


Lưu ý, Thanh tra ở các bộ, ngành địa phương có 17.000 người.


Hoạt động đấu tranh phòng, chống tham nhũng không phải là bổn phận, trách nhiệm của riêng ngành Thanh tra, tuy nhiên nếu mỗi ngành, mỗi đơn vị đều cố gắng, đều thể hiện tích trách nhiệm khi thực hiện chức năng của mình thì chắc chắn cuộc chiến chống tham nhũng sẽ có hiệu quả tốt hơn.


Tiếng nói Luật sư:


> Luật sư lo ngại nhà chức trách huyện Sóc Sơn làm oan tài xế đen vận.


> Ý kiến đóng góp xây dựng pháp luật của độc giả, xin mời gửi tới email:luatsu@nguoiduatin.vn


Luật gia Giang Quyết






Theo nguoiduatin.vn