Trong hoạt động tố tụng từ trước đến nay, việc xác định sự thật khách quan của vụ án là vấn đề không hề đơn giản, nhất là những vụ án phức tạp...


Theo tôi, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến án oan sai xuất phát từ sự thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu khách quan của cán bộ trực tiếp tiến hành tố tụng trong việc thu thập và đánh giá chứng cứ.


Thiếu tinh thần trách nhiệm thể hiện ở việc không thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định của BLTTHS quy định tại điều 10, điều 66... nhất là trong giai đoạn điều tra vụ án. Để hạn chế án oan sai, theo tôi cần có quy định rõ ràng về hoạt động thu thập chứng cứ, chứng minh bị can, bị cáo vô tội của luật sư và phải độc lập với việc thu thập chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội. Bởi vì, luật sư chính là người
có trách nhiệm minh oan trong các vụ án hình sự.






Luật sư Lê Quang Vinh


Luật sư Trần Văn An- Văn phòng Luật sư Dân An (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội): Vẫn có tâm lý nể nang nhau giữa các cơ quan tố tụng






Luật sư Trần Văn An


Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước quy định cá nhân thẩm phán đã tuyên bản án có nghĩa vụ bồi hoàn lại cho Nhà nước số tiền Nhà nước đã phải bồi thường cho người bị tòa án kết tội oan sai. Đây là quy định rất tiến bộ, với mục đích giảm tối đa án oan sai. Nhưng thực tế, việc áp dụng cho thấy quy định này có thể là một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng tòa án hạn chế tuyên vô tội cho bị cáo.


Ví dụ, trường hợp tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên buộc bị cáo có tội. Đến cấp phúc thẩm, vì muốn 'cứu' đồng nghiệp, HĐXX có thể không tuyên ngay bị cáo vô tội mà sẽ viện dẫn tới các lý do về tố tụng, về chứng cứ... để tuyên hủy án, trả hồ sơ điều tra bổ sung. Sau đó cơ quan công an, viện kiểm sát có thể sẽ ra quyết định đình chỉ, miễn trách nhiệm hình sự, gây kéo dài vụ án, thậm chí là nguyên nhân dẫn tới bức cung,
nhục hình.


Tương tự ở cấp sơ thẩm, vì cả nể, thương đồng nghiệp là kiểm sát viên, điều tra viên nên Tòa có thể không tuyên vô tội ngay mà viện nhiều lý do để tuyên trả hồ sơ, điều tra bổ sung.


Mặt khác, khi bị giao giải quyết vụ án có dấu hiệu oan sai vì lo sợ trách nhiệm bồi thường nếu tuyên bản án oan, sai dễ khiến các thẩm phán có tâm lý bị căng thẳng, ngại va chạm. Hậu quả là người được giao giải quyết vụ án thường tìm cách kéo dài, đùn đẩy tối đa trường hợp phải ra bản án. Đây là các vấn đề tồn tại không chỉ với cán bộ tòa án mà với cả ở các ngành khác. Khắc phục mặt trái của quy định này là vấn đề hết sức khó khăn, cần thời gian và giải pháp tổng thể. Đồng thời, đòi hỏi người
cán bộ phải có lương tâm.


Luật sư Nguyễn Quang Tiến- Công ty Luật Bảo Thiên (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội): Áp lực công việc đã tạo ra án oan sai






Luật sư Nguyễn Quang Tiến


Nguyên nhân chính dẫn đến án oan sai chính là sự tắc trách của các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt các cơ quan ở vùng sâu, vùng xa. Do trình độ của điều tra viên và một phần liên quan đến cấp trên của họ cho nên CQĐT thường có xu hướng áp đặt buộc tội hơn là gỡ tội. Khi kết luận điều tra hoàn tất, chuyển sang VKS, một phần do trình độ, vì nể nang, hay do sự 'tin tưởng' hoàn toàn vào bản kết luận điều tra, một số kiểm sát viên không làm tròn nhiệm vụ được quy định trong BLTTHS đã ra bản
cáo trạng na ná như bản kết luận điều tra. Liền sau đó, bản cáo trạng được chuển sang toà án.


Một phần do nhận thức chủ quan của thẩm phán, do sức ép công việc phải giải quyết một khối lượng án từ lớn đã khiến thẩm phán không có nhiều thời gian để nghiên cứu. Ví dụ như ở TAND TP.Hà Nội, có tháng cao điểm, một thẩm phán phải xử 3- 4 vụ/tuần. Trong khi đó, một tuần làm việc chỉ có 5 ngày. Vì thời gian nghiên cứu án của thẩm phán bị hạn chế nên họ xử án theo hồ sơ, dẫn đến án oan sai là điều khó tránh khỏi. Theo tôi, để tránh có án oan sai, chúng ta cần nâng cao năng lực và trách nhiệm
của những người làm công tác điều tra, truy tố, xét xử, đồng thời phải coi trọng hoạt động của luật sư. Có như vậy, án oan sai mới bị hạn chế và dần bị loại bỏ.


Anh Tuấn (ghi)






Theo nguoiduatin.vn