Tuy nhiên gần đây, các nhà nghiên cứu tham khảo phả hệ họ Nguyễn Gia Miêu cho rằng, Nguyễn Kim và Nguyễn Hoằng Dụ chỉ là anh em họ. Người sinh ra Nguyễn Kim là Nguyễn Văn Lưu, anh Nguyễn Văn Lang và bác Nguyễn Hoằng Dụ. Năm 1527, khi nhà Lê bị nhà Mạc tiếm ngôi, con cháu nhà Lê chạy trốn.


Lúc bấy giờ, hầu hết các cựu thần nhà Lê ngả về họ Mạc hoặc bỏ đi nơi khác, chỉ có Nguyễn Kim là lo chiêu tập hào kiệt bốn phương lánh lên vùng đất Sầm Châu lập bản doanh phò Lê diệt Mạc. Sau đó ông đã tìm được con vua Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh và đưa sang Sầm Châu tôn lên ngôi vua là Lê Trang Tông (1533-1548).


Nguyễn Kim đã giúp vua Lê từng bước đánh chiếm lại các vùng đất đã mất và được vua Lê phong làm Thái sư, Hưng Quốc công, nắm giữ tất cả binh quyền. Cuối đời nhà Lê sơ, Nguyễn Kim được phong tước An Thành hầu. Khi nhà Hậu Lê bị nhà Mạc tiếm ngôi, năm 1527, con cháu nhà Lê chạy trốn.


Lúc bấy giờ, hầu hết các cựu thần nhà Lê ngả về họ Mạc hoặc bỏ đi nơi khác, chỉ có Nguyễn Kim là lo chiêu tập hào kiệt bốn phương lánh lên vùng đất Thanh Hoá giáp Lào, được vua Lào là Sạ Đẩu thỏa thuận cho mượn đất Sầm Châu lập bản doanh phò Lê diệt Mạc.


Sau đó ông đã tìm được con vua Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh ở Thanh Hóa và đưa sang Sầm Châu tôn lên ngôi vua là Lê Trang Tông (1533-1548). Ông giúp vua Lê tiến binh về nước, từng bước đánh chiếm các huyện ở Thanh Hóa và sau đó xây dựng hành điện ở xã Vạn Lại, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.


Ông có hai con trai đều là tướng giỏi được phong chức Quận công: Nguyễn Uông (bị Trịnh Kiểm giết) và Nguyễn Hoàng. Sau Nguyễn Hoàng trở thành người mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Nguyễn ở miền Nam Việt Nam.


Nói về cái chết của ông, sử sách ghi lại như sau: Khi thấy chủ của mình là Mạc Đăng Doanh luôn phải lo đối phó với thanh thế nhà Lê, Dương Chấp Nhất đã hiến kế xâm nhập vào nội bộ nhà Lê để phá hoại và đích thân mình thực hiện nhiệm vụ này. Để thực hiện mưu kế, Dương Chấp Nhất (Dương Chấp Nhất là người Hoằng Hóa, Thanh Hóa, là quan nội thị, võ tướng triều Mạc Đăng Doanh, làm đến chức Chưởng bộ, được phong tước Trung Hậu hầu, giao coi 3 phủ Thanh Hóa, làm Tổng trấn cả một phương) đã giao nộp
cả gia đình cho nhà Lê và tỏ ý hàng phục.


Vua Lê không mảy may nghi ngờ âm mưu của Nhất, tỏ rõ vui mừng khi biết mình đã thu phục được một tướng tài của nhà Mạc. Dương Chấp Nhất nhanh chóng lấy được lòng tin của vua Lê và các quan đại thần trong triều, đặc biệt là Thái sư Nguyễn Kim. Bởi vậy, khi Nhất mở tiệc thiết đãi, Nguyễn Kim đã vui vẻ đến dự mà không biết đó là một cái bẫy chết người. Y biết thế của kẻ đầu hàng, cố sức phò vua Lê nhưng không cố tỏ ra quỵ
lụy, khúm núm. Bởi vậy, khi Nhất mở tiệc ở dinh thiết đãi các viên tướng nhà Lê và Thái sư, Nguyễn Kim vui vẻ đến ngay.


Nguyễn Kim dốc cạn chén rượu Nhất dâng mà không chút nghi ngờ về hai chữ 'lòng trung' đang được y thực hiện dưới kế sách 'trá hình'. Một lát sau, Nguyễn Kim cảm thấy mệt mỏi, choáng váng nên cáo từ ra về. Nhất còn cho người đưa Thái sư về tận dinh. Đêm ấy, Thái sư đau đớn vật lộn, trên da xuất hiện nhiều vết đen. Sau khi biết mình trúng phải chất kịch độc, Nguyễn Kim đau đớn nấc lên, nôn ộc ra một vũng máu rồi chết.


Luật nay: Phạm tội giết người vì động cơ đê hèn


Vậy là một vật cản lớn của nhà Mạc đã bị loại bỏ. Sau cái chết của Nguyễn Kim, Dương Chấp Nhất đã trốn thoát và được Mạc Đăng Doanh trọng thưởng vì công trạng của mình. Tuy kế sách chưa hoàn thành trọn vẹn, vua Lê vẫn chưa bị hạ độc thủ nhưng Mạc Đăng Doanh hết lời ca ngợi Dương Chấp Nhất.


Vì tin người, vua Lê đã rước về một tên phản nghịch để rồi hắn đã hại chết chính cận thần của mình. Trớ trêu thay là hung thủ gây án mạng lại ung dung lĩnh thưởng. Tuy nhiên, sự việc này chỉ xảy ra dưới thời xưa mà thôi.


Nếu chiếu theo pháp luật ngày nay, Dương Chấp Nhất sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS. Việc làm chết người được hiểu là
hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người.


Trong vụ việc trên, Thái sư Nguyễn Kim đã bị Dương Chấp Nhất hạ độc chết, đủ yếu tố cấu thành tội giết người. Theo quy định tại điểm q khoản 1 Điều 93, hành vi của Dương Chấp Nhấp giết Nguyễn Kim là một hành vi đê hèn (mang tính ích kỷ cao, bội bạc, phản trắc...). Người phạm tội có thể bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.


TƯỜNG LINH






Theo nguoiduatin.vn