Là triều đại hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam, nhà Trần đã để lại cho dân tộc ta hào khí Đông A bất diệt với những vị tướng tài và ba lần chiến thắng oanh liệt trước quân xâm lược Nguyên Mông - đế chế hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.


Nhưng thời đại nào cũng có người tốt, kẻ xấu và nhà Trần cũng không phải ngoại lệ. Trong cuộc chiến chống Nguyên Mông, trong giới quý tộc nhà Trần đã xuất hiện những kẻ hèn nhát, phản bội mà tiếng nhục còn lưu lại đến ngày nay. Trần Kiện là một trong những vị tướng đó. Ông mất năm 1285.


Trần Kiện thuộc dòng dõi quý tộc của họ Trần. Ông là con của Tĩnh Quốc Vương Trần Quốc Khang, được phong làm Chương Hiến Hầu, được mô tả là người có tướng mạo khôi ngô, văn võ song toàn. Với tài năng của mình, Trần Kiện được triều đình tin tưởng cho thay cha lĩnh chức Tịnh Hải quân Tiết Độ sứ, kết hôn với con gái của Thái sư Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, sinh con và được phong tước Mặc Hầu.


Trên đường quan lộ, Trần Kiện là người có tính khiêm nhường, nho nhã, độ lượng, được lòng dân. Năm 1284, do hiềm khích trong triều đình, Trần Kiện về làng Nhân Mục ẩn cư. Cùng năm, Thoát Hoan dẫn quân xâm lược Đại Việt và đánh bại quân nhà Trần, trong lúc Toa Đô dẫn binh từ Chiêm Thành đánh tập hậu. Triều đình lâm vào thế bí, mời Trần Kiện về cầm quân chống Toa Đô.


Trớ trêu thay, do sợ hãi sức mạnh của quân Nguyên và không tán đồng sách lược của nhà Trần, Trần Kiện đã đem hàng vạn quân cùng binh khí đầu hàng và cộng tác đắc lực với kẻ xâm lược. Thoát Hoan khen ngợi sự hàng phục của Kiện và ban thưởng rất hậu. Sau khi quân Nguyên bị phản công và đại bại tại chiến trường Đại Việt, Trần Kiện theo giặc rút về phương Bắc, nhưng đến ải Chi Lăng thì quân nhà Trần do Nguyễn Địa Lô chỉ huy phục kích và bắn chết.


Trong hoàng tộc, Trần Kiện là cháu ruột của vua Trần Thánh Tông (1258 - 1278) với hoàng tử Tá Thiên Vương Trần Đức Việp (con của Trần Thánh Tông) là chỗ anh em con chú con bác, nhưng bất chấp tình ruột thịt, bất chấp quyết tâm xây dựng khối đoàn kết của quý tộc họ Trần, Trần Kiện cứ khư khư giữ mối thù oán đối với Trần Đức Việp.


Khi quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ hai (1285), cả nước bừng bừng khí thế đánh giặc, riêng Trần Kiện thì thân làm tướng, cầm trong tay cả một vạn quân nhưng lại bất mãn nằm dài ở làng Tức Mặc (Nam Định), nói thác là đang bận học đạo Lão Trang. Tháng 3/1285, Trần Kiện đem gia quyến và bọn liêu thuộc chạy sang đầu hàng quân nguyên. Tướng giặc là Toa Đô mừng lắm, vội cho quân hộ tống Trần Kiện về Yên Kinh. Nhưng, Trần Kiện vừa đến vùng Lạng Sơn ngày nay thì lập tức bị thổ hào đất này
là Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh cho dân binh bao vây và tập kích dữ dội...


Luật nay: Phạm tội đầu hàng địch


Bất chấp quyết tâm xây dựng khối đoàn kết của quý tộc họ Trần, Trần Kiện cứ khư khư giữ mối thù oán đối với Trần Đức Việp. Khi quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ hai (1285), cả nước bừng bừng khí thế đánh giặc, riêng Trần Kiện thì thân làm tướng, cầm trong tay cả một vạn quân nhưng lại bất mãn nằm dài ở làng Tức Mặc (Nam Định), nói thác là đang bận học đạo Lão Trang... sau đó ông đã dâng cả ngàn quân lính cho giặc. Sự kiện ấy cũng đủ cho thấy Trần Kiện là một kẻ phản quốc rồi.


Đối chiếu với sự việc trên mà áp dụng theo quy định của pháp luật thời nay, Trần Kiện đã phạm vào một tội rất nghiêm trọng, tội đầu hàng địch theo quy định tại Điều 322 BLHS ngày nay. Theo đó, người nào trong chiến đấu mà đầu hàng địch, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.


Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm: Là chỉ huy hoặc sĩ quan; Giao nộp cho địch vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng; Lôi kéo người khác phạm tội; Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng. Ngoài ra, người phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.


Với hành động đem quân lính cho giặc, nếu chiếu theo quy định của luật nay, Trần Kiện sẽ phải đối diện với mức hình phạt từ tù chung thân đến tử hình.


Tường Linh






Theo nguoiduatin.vn