<div style="text-align: justify;">
<table align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" style="margin-right: 14px; margin-top: 2px; margin-bottom: 10px; width: 303px;">
<tbody>
<tr>
<td style="width: 300px;"></td>
</tr>
<tr>
<td style="text-align: center; "><span style="">Kịch rối dây “Vịt trời trúng độc” sẽ tham dự<br>
Liên hoan Sân khấu quốc tế Sibiu </span><span style="">(Ảnh: Internet)</span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
(Cinet) – Sau khi ra mắt công chúng tại Hà Nội và Hải Phòng, kịch rối dây “Vịt trời trúng độc” do Nhà hát Tuổi Trẻ Việt Nam và Nhà hát rối dây Edo - Yukiza (Nhật Bản) phối hợp dàn dựng sẽ tham dự Liên hoan Sân khấu quốc tế Sibiu (Romania) vào tháng 6 tới.<br>
“Vịt trời trúng độc” do đạo diễn nổi tiếng người Nhật Sakate biên tập và dàn dựng đã chính thức ra mắt khán giả thủ đô Hà Nội, tại Nhà hát Tuổi trẻ, 11 Ngô Thì Nhậm. Chương trình biểu diễn lần này có sự hỗ trợ của Asia Center - Quỹ Japan Foundation, Naman Retreat và Hiệp hội Unesco Hà Nội. Trước mỗi buổi diễn tại Nhà hát Tuổi trẻ là buổi hòa tấu nhạc truyền thống Nhật Bản của các nghệ sĩ Kawashima Bayashi đến từ thành phố Yokohama, để chào đón khán giả Thủ đô.<br>
Đến tháng 6/2016, "Vịt trời trúng độc" sẽ được biểu diễn theo lời mời của Liên hoan Sân khấu Quốc tế BITEI tại Moldova và Liên hoan Sân khấu Quốc tế Sibiu tại Romania.<br>
Với sự góp mặt của các nghệ sĩ nổi tiếng Nhật Bản: Họa sỹ thiết kế con rối nối tiến Tarakado Takayuki, thiết kế ánh sáng Saito Shigeo, âm nhạc-trình diễn ngẫu hứng nghệ sĩ Ota Keeisuke và nghệ nhân rối dây Yuki Magosaburo… vở diễn đã để lại nhiều ấn tượng cho người xem, từ cách dàn dựng, cách tạo hình con rối, âm thanh, ánh sáng cho đến cách sáng tạo tình huống “ đắt” nhất để lấy được những tràng pháo tay của khán giả.<br>
Nội dung câu chuyện kịch được dẫn dắt trong sự đan xen giữa cảnh đoàn đưa tang đang lần mò trong khu rừng, tìm kiếm nghĩa địa chấp nhận cho mai táng thi hài của cô bé Hedvig đã tự sát, với những cảnh hồi tưởng quá khứ, tái diễn “những sự kiện đã dẫn tới cái chết của những sinh linh đã bị làm tổn thương” – đó là những cái chết bởi sự săn bắn tàn bạo và sự vô ý thức gây nhiễm độc chì tới môi trường của con người.<br>
"Vịt trời trúng độc" của đạo diễn Sakate Yoji không sử dụng hình thức kịch hiện đại như nguyên tác, mà triển khai hình thức mộng huyền phức hợp của Noh - kịch truyền thống Nhật Bản. Tính bình luận được thể hiện qua sự phân ly giữa con rối và người điều khiển rối trong sân khấu kịch rối truyền thống sẽ giúp chiếu rọi một cách sâu sắc và sắc bén đời sống nhân vật được khắc họa trong kịch của Ibsen.<br>
NSND Lê Khanh, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, người đảm nhận vai chính Gina trong vở kịch “Vịt trời trúng độc” chia sẻ: “Việt Nam và Nhật Bản đã cùng tạo nên một tác phẩm hoàn toàn mới, mang thông điệp, ý nghĩa lan tỏa về môi trường không chỉ giới hạn trong 2 nước hợp tác với nhau mà còn là vấn đề của toàn thế giới. Để có được tác phẩm, phải trải qua một chặng đường dài, không phải lúc nào cũng dễ dàng, đó là con đường của sự sáng tạo nghệ thuật và đưa sự sáng tạo ấy đến với công chúng”.<br>
Vở kịch “Vịt trời trúng độc” đã được dàn dựng từ tháng 3/2015. Đến tháng 3-2016, vở kịch này đã có 6 buổi biểu diễn thành công tại Nhà hát Metropolitan (Tokyo – Nhật Bản).<br>
<span style="">T.Dung</span></div>

Theo cinet.vn