Người đứng ra khởi tố vụ án tham nhũng này là Tả Quân Lê Văn Duyệt, Tổng Trấn Gia Định Thành. Lê Văn Duyệt được coi là một công thần của triều Nguyễn, vào tháng 5 năm Canh Thìn (1820) khi vua Minh Mạng lên ngôi đã cử Lê Văn Duyệt vào làm Tổng Trấn Gia Định Thành với quyền hạn rất lớn 'thăng giáng quan lại, lấy lợi trừ hại, việc thành, mưu kế ngoài biên, đều được tiện nghi làm việc', kể cả quyền 'tiền
trảm hậu tấu' (giết trước tâu sau).


Huỳnh Công Lý ỷ thế con gái, làm nhiều điều trái ngược, còn lợi dụng thời gian Lê Văn Duyệt ở Huế mà qua lại với ba người vợ của Lê Văn Duyệt. Lê Văn Duyệt trình tâu sự việc tham nhũng của Huỳnh Công Lý lên vua Minh Mạng. Nhà vua có ý bao che cho Huỳnh Công Lý, ra lệnh giải Lý ra Huế xét xử. Lê Văn Duyệt lại dùng 'Thượng Phương Kiếm' chém Huỳnh Công Lý, rồi cho ướp muối thủ cấp gửi ra kinh đô, trên nắp thùng đề dòng chữ: 'Phụng thừa thánh chỉ, xử trảm tội nhân'. Trước sự đã rồi, vua Minh Mạng
đành bỏ qua.






Tượng đồng Lê Văn Duyệt trong Lăng Ông (Bà Chiểu).


Luật nay: Cần phải điều tra, xác minh để làm rõ vụ án


Không chỉ riêng vụ án Lê Văn Duyệt xử chém Huỳnh Công Lý ở thời Nguyễn, mà trong các triều đình phong kiến trước đây, rất nhiều quan lại được trao cho quyền hạn rất lớn khi được phép 'tiền trảm hậu tấu', nghĩa là có thể chém đầu người bị coi là phạm tội trước khi tấu trình lên trên và xét xử.


Nếu chiếu theo pháp luật hiện nay, đó là sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Điều 9 Bộ luật tố tụng Hình sự Việt Nam 2004 quy định rất rõ: 'Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật', cũng được hiểu rằng sẽ không có ai bị đưa ra 'thi hành án' nếu chưa qua giai đoạn
điều tra, xét xử và bị kết luận là có tội.


Mặt khác, theo một số tài liệu lịch sử thì vụ án tham nhũng của Huỳnh Công Lý thực chất do Lê Văn Duyệt dàn dựng lên, nguyên nhân chính là do sự căm tức vì Huỳnh Công Lý đã dám qua lại với những người vợ của mình. Nếu thực là thế, chiếu theo các quy định của pháp luật hiện nay, Lê Công Duyệt còn vi phạm nguyên tắc 'Xác định sự thật của vụ án' được quy định tại Điều 10 Bộ luật tố tụng Hình sự Việt Nam năm 2004.


Tóm lại, vụ việc Huỳnh Công Lý có tham nhũng hay không và bị xử lý như thế nào cần phải được điều tra, xác minh rõ ràng nhằm xác định sự thật của vụ án, rồi phải được đưa ra xét xử công khai nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội. Nếu có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì mới bị thi hành án.


Nguyễn Phương Thảo






Theo nguoiduatin.vn