Sau đó Lãnh Tạo tụ tập nhiều người, lập thành cơ ngũ riêng, lấy Truông Mây làm căn cứ để tung hoành ngang dọc.


Thuở ấy vào thời vua Minh Mạng, triều đình sai Thượng công Lê Văn Duyệt ra làm Tổng Trấn Nghệ An dẹp quân Lãnh Tạo. Nhắc qua về Lê Văn Duyệt: Lê Văn Duyệt sinh năm Giáp Thân (1764) tại vàm Trà Lọt, thuộc làng Hòa Khánh (nay thuộc xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Ông nội của Lê Văn Duyệt là Lê Văn Hiếu từ làng Bồ Đề, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) vào đây sinh sống. Sau khi Lê Văn Hiếu qua đời vì dịch bệnh thiên thời, cha ông là Lê Văn Toại rời vùng Trà Lọt đến ngụ tại vùng Rạch Gầm,
làng Long Hưng (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang)...


Khi ấy, Lê Văn Duyệt không bắt nổi Lãnh Tạo mới ra yết thị cho ai bắt được Lãnh Tạo là người có vết ta đỏ ở tai thì được thưởng một trăm lạng vàng và phong tước quan. Nghe vậy Lãnh Tạo mới sửa soạn quân gia giả làm Thanh Tra triều đình đi dò xét các tỉnh, kéo cờ đỏ đề chữ 'Phụng mạng khâm sai' đi thẳng vào tỉnh đường Nghệ An, có binh sĩ bồng súng vác gươm theo hầu.


Lê Văn Duyệt được tin đội hầu vào báo vội vã ra tiếp kiến. Lãnh Tạo nắm tay Lê Văn Duyệt hỏi: 'Quan Thượng có biết Lãnh Tạo là ai không? Lãnh Tạo chính là tôi đây, có vết đỏ ở tai đây. Vậy tôi có tội gì mà yết thị bắt tôi? Nay tôi về đây cho mà biết mặt, ông tính làm sao
thì tính đi?”. Lê Văn Duyệt bèn dụ, nói: 'Ta đến xứ này ai ai cũng đều chịu phục, chỉ một mình ngươi là không, nên ta mới sai bắt. Nhưng thôi bây giờ nhà ngươi đã ra mặt thì ta ban cho một trăm lạng vàng, ba trăm lạng bạc, đừng có chống lại triều đình nữa, kết nghĩa anh em với ta, rồi ta tâu với vua tha tội cho, và phong cho làm quan nữa'. Lãnh Tạo đáp: 'Vàng bạc thì nhận, còn làm quan thì xin cám ơn thôi. Ông phái một trăm lính đưa tôi về rừng'.


Lê Văn Duyệt sợ bị giết đành phải cho lính đi. Nghĩ tức giận mắc mưu Lãnh Tạo, cho là lỗi tại quân canh ơ hờ, Lê Văn Duyệt bắt đội hầu quân canh đem chém hết, rồi phái người đi tìm bắt vợ và mẹ Lãnh Tạo.


Bắt được rồi, Lê Văn Duyệt sai làm cái lầu cao ba trăm thước, để mẹ và vợ Lãnh Tạo ở trên đó, có ý cho Lãnh Tạo trông thấy, rồi gởi thư cho Lãnh Tạo dụ về hàng, không thì mẹ và vợ sẽ bị chết chém. Lãnh Tạo được thư, nghĩ mình không về thì mẹ và vợ phải chết, nên đem quân về đầu. Đến trước cửa thành, nhìn thấy mẹ và vợ bị bắt làm con tin giữ trên lầu cao, Lãnh Tạo mới làm một bài phú, nói tài mình chọc trời quấy nước, mà chỉ vì thương mẹ nên mới ra đầu. Tổng trấn Lê Văn Duyệt đọc bài phú cho
là xấc, lại nhớ đến mối hận thua trí Lãnh Tạo trước kia, bèn thừa cơ Lãnh Tạo giải giáp về hàng mà bắt chém đi. Xong rồi làm sớ tâu về triều đình gởi kèm theo bài phú của Lãnh Tạo. Vua Minh Mạng đọc qua bài phú xuống lệnh khiển trách Lê Văn Duyệt đã giết mất người tài giỏi, và phạt Tổng trấn mất nguyên bổng một năm.


Luật nay: Lê Văn Duyệt sẽ bị xử như thế nào?


Vấn đề đáng bàn là cách hành xử của Lê Văn Duyệt trong vụ án trên là đúng hay sai?. Hành vi chém hết cả 1 đội quân rồi phái người đi bắt mẹ và vợ của Lãnh Tạo đã đủ yếu tố để buộc tội Lê Văn Duyệt rồi.


Chiếu theo quy định tại điểm a khoản 1 của Điều 93 BLHS ngay nay thì Lê Văn Duyệt phải chịu hình phạt cao nhất là tử hình. Theo đó, người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: Giết nhiều người. Ngoài ra, hành vi sai người bắt mẹ và vợ của Lãnh Tạo của Lê
Văn Duyệt đã phạm vào Điều 123 BLHS, tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật. Theo đó, người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.


Tường Linh






Theo nguoiduatin.vn