Để bảo vệ cái đầu của người đi xe máy sẽ phạt những ai đội mũ bảo hiểm rởm hoặc đội mũ bảo hiểm kiểu thời trang coi như không đội.










Bụng không 'phệ' nhưng hình ảnh hai cảnh sát này có thực sự đẹp?





Hai việc trên đều là chuyện ngoài đường và thuộc lĩnh vực ứng xử giữa người với người. Việc cấm những cảnh sát bụng phệ thì đã có tiền lệ ở nước ngoài, ta chỉ học tập và làm theo. Thế nhưng, có nhiều người bụng phệ lại rất tốt bụng, chỉ đường chu đáo cần mẫn với công việc, nhẹ nhàng với người vi phạm, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ của mình. Những người đó đã góp phần không nhỏ làm đẹp hình ảnh Cảnh sát giao thông.


Ngược lại, có anh cao to, đẹp trai, trông rất phong độ trong bộ cảnh phục màu vàng nhưng ứng xử thô lỗ, hoạnh họe đủ điều. Cứ nhìn vào cái video clip quay cảnh xử phạt mà xem, hình thức các anh thì rất đẹp nhưng nó lại tương phản với thái độ của các anh. Vậy, cấm cảnh sát bụng phệ (thuộc loại tốt bụng) ra đường thì có phải là cách tốt nhất để cải thiện hình ảnh Cảnh sát giao thông mà lâu nay tiếng xấu nhiều hơn tiếng tốt không.


Đành rằng những người bụng phệ phải tự cải thiện hình ảnh của bản thân bằng cách tập thể dục, hạn chế ăn uống, chạy… Nhưng để làm được điều đó thì cần có thời gian. 'Đùng một cái' cấm họ ra đường thi hành công vụ thì họ trở tay sao kịp, “chạy” kiểu gì đây?.


Còn việc phạt người đội mũ bảo hiểm rởm thì rõ ràng là trị bệnh đằng ngọn, người bị phạt trở thành nạn nhân của cả hai phía: Những kẻ sản xuất và kinh doanh mũ bảo hiểm rởm và những người chủ trương phạt họ. Mũ rởm bày bán công khai, đầy đường sao không tịch thu, sao chẳng có cơ quan chức năng nào phát hiện nhưng ổ sản xuất mũ giả, sao không phạt những người tổ chức vận chuyển, tàng trữ và kinh doanh mũ
giả?.


Nếu điều phạt này thành hiện thực thì bà con nông dân ở các vùng nông thôn rộng lớn của cả nước sẽ chiếm một số lượng áp đảo. Bị phạt rồi họ sẽ lại mua mũ rởm để đội không phải là “mang tính đối phó” như một vị quan chức từng nhận định mà đơn giản là mũ rởm phù hợp với túi tiền của họ, hơn nữa, họ cũng không thể phân biệt được xịn – rởm vì tem mác y chang, có ai hướng dẫn gì đâu mà họ biết được.


Cũng buồn, khi các biện pháp cấm và phạt đưa ra để rồi rơi vào vòng luẩn quẩn mà hình ảnh giao thông Việt Nam vẫn chẳng cải thiện được, hơn nữa, trong cách ứng xử, hình như nó thiếu hẳn tình người.


Theo Nhị Ngọc (Pháp luật Việt Nam)






Theo nguoiduatin.vn