Theo ông Luyến, thời gian qua, ông Vương Đình Huệ - Bộ trưởng Bộ Tài chính được Đảng phân công giữ chức danh trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Tuy nhiên, do QH chưa họp nên chưa thể thực hiện việc bầu, phê chuẩn, miễn nhiệm chức danh bộ trưởng Bộ Tài chính. “Tôi đề nghị dự thảo sửa đổi HP lần này nên giao cho Ủy ban Thường vụ QH xử lý vấn đề trên. Cụ thể, khi QH không họp thì Ủy ban Thường vụ QH có
quyền phê chuẩn, miễn nhiệm chức danh bộ trưởng” - ông Luyến nói.






Ông Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ tài chính


Liên quan đến vấn đề đất đai được nêu trong dự thảo, ông Luyến cũng cho rằng không nên quy định Nhà nước thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời nên quy định lại việc bồi thường khi thu hồi đất.


Bởi khoản 3 Điều 56 dự thảo quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, tổ chức theo giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định”.


Còn khoản 3 Điều 58 lại quy định: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội”. “Trưng mua, trưng dụng thì bản chất cũng là thu hồi đất nhưng nếu thực hiện theo Điều 56 thì sẽ bồi thường theo cơ chế thị trường. Còn
theo Điều 58 là Nhà nước định giá. Mà giá đất Nhà nước định giá thường không bằng giá thị trường nên người dân rất thiệt thòi. Do đó, nên nghiên cứu quy định lại sao cho hợp lý” - ông Luyến nói.






Đảng viên mà vi phạm thì phải xử nặng hơn


Sáng 11-3, tại buổi góp ý dự thảo sửa đổi HP do Trường Cán bộ TP.HCM tổ chức, các đại biểu cho rằng việc ghi nhận Điều 4 vào HP là cần thiết. TS Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Xây dựng Đảng, đề nghị HP cần làm rõ hơn nữa sự kiểm tra giám sát của nhân dân đối với Đảng, đặc biệt là trách nhiệm của Đảng trước nhân dân. Theo ông Hùng, thực tế cho thấy bên cạnh sự lãnh đạo thành công, đúng đắn, Đảng cũng có sai lầm, khuyết điểm. Vậy thì cơ chế để xử lý trách nhiệm đó thế
nào chứ không phải xin lỗi dân là xong.



Để có cơ sở thực hiện được điều đó thì cần có những quy định mang tính hiến định. Cụ thể, TS Hùng đề xuất sửa đổi nội dung khoản 3 Điều 4 như sau: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ HP và pháp luật. Nếu tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm pháp luật thì sẽ bị xét xử theo quy định pháp luật với tình tiết tăng nặng”. Theo TS Hùng, phải quy định như thế để thấy được trách nhiệm của Đảng trước nhân dân và góp phần
xóa bỏ tâm lý hiện nay trong dân “xử quan thì nhẹ mà xử dân thì nặng”.



M.CƯỜNG






Theo Thanh Văn (Pháp luật TP HCM)







Theo nguoiduatin.vn