Đột nhiên bé không chịu bú mẹ

Bé nhà đang bú sữa mẹ bình thường, đột ngột bé không chịu bú mẹ nữa, chắc hẳn nhiều bà mẹ rất lo lắng. Gặp trường hợp này bạn phải làm sao để cho bé bú sữa lại? Dưới đây sẽ hướng dẫn khắc phục khi bé đột ngột ngừng bỏ sữa mẹ. - BÌNH SỮA DR BROWN

Cho bé bú là tuy là việc đơn giản nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết áp dụng đúng cách, khiến bé dễ suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, phải chuyển sang dùng sữa công thức. Bác sĩ Hậu đưa ra lời khuyên, khi cho bé ngậm ti, nên áp sát bé vào người, bụng bé sát vào bụng mẹ, đầu và thân thẳng để bé dễ bú. Nhiều bà mẹ chỉ giữ mỗi đầu em bé, cả phần thân người cứ oặt ra oặt vào không có thế cho bé bú tốt làm bé bực mình.
Tư thế bú mẹ đúng là mặt trẻ đối diện với vú mẹ, môi trẻ vừa tầm với núm vú. Mẹ ngồi ở tư thế thoải mái và thư giãn, bế trẻ bằng hai tay sao cho đầu và thân trẻ thẳng hàng, đầu không bị gập hoặc xoay nghiêng. Trẻ nằm sát vào lòng mẹ, bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ. Đỡ tay dưới mông trẻ hay kê gối để nâng bé vừa tầm với vú mẹ. Mẹ chạm môi trẻ vào vú, đợi đến khi trẻ há miệng rộng thì đưa trẻ tới vú sao cho môi dưới của trẻ ỏ dưới núm vú. Khi bú, cằm trẻ phải chạm vào vú mẹ, tránh việc để vú mẹ làm bít hai lỗ mũi của trẻ làm trẻ khó thở.

“Miệng bé cần há to, ngậm hết vùng quầng ngực để dễ ra sữa vì các nang chứa sữa nằm ở vùng quầng ngực, không nên cho bé ngậm mỗi núm vú vì như vậy bé càng cố hút càng cắn chặt vào đầu vú ngăn sữa không ra, cứ như thế bé chán không muốn bú nữa”, bác sĩ Hậu cho biết.

BÌNH SỮA PLAYTEX
Những nguyên nhân chính khiến bé bỏ bú mẹ

Mặc dù bạn tốt sữa nhưng em bé vẫn nhất định không chịu bú mẹ. Vấn đề có thể nằm ở phía bạn, cũng có thể do bé bị đau. Theo các chuyên gia, bé từ chối bú sữa mẹ có thể do một số trở ngại như:

Bé bị đau: Trong trường hợp sinh khó hoặc sinh non, trẻ có thể bị đau sau khi lọt lòng mẹ do chấn thương xương đòn, bị bầm, trật khớp… Khi mẹ bế cho bú, bé sẽ càng đau và phản ứng bằng cách quấy khóc, không chịu bú. Nên đưa con đi khám, bác sĩ sẽ có cách điều trị và hướng dẫn bạn tư thế giúp bé bú không bị đau.

Ác cảm với đầu ti: Một số trẻ cứ ngậm chặt miệng khi mẹ cố gắng đưa bầu sữa vào miệng bé. Có thể những lần trước mẹ đã cho ngậm đầu vú sâu quá khiến bé gặp khó khăn khi bú và thở. Để khắc phục, mẹ nên chạm nhẹ đầu vú vào môi để bé mở miệng, sau đó đưa đầu ngực vào miệng bé. Nên để bé tự ngậm sao cho phù hợp nhất với mình, sau vài lần, bé sẽ bú bình thường trở lại.

Sữa mẹ xuống chậm: Nhiều bé lúc đầu rất thích bú nhưng vì sữa mẹ xuống ít, không đủ cho nhu cầu nên bé không còn hứng thú. Nếu trẻ khó bú do núm vú tụt vào trong, không co giãn, mẹ cần tập se và kéo giãn đầu vú theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khó thở khi bú: Một số trẻ gặp khó khăn khi xoay xở với việc mút, nuốt sữa và thở lúc bú mẹ. Dần dần, bé sẽ không thích thú với việc bú mẹ. Khi cảm thấy sữa xuống nhiều, nên dùng tay đặt lên bầu ngực, ngón tay trỏ để phía trên quầng vú, ngón tay giữa ở dưới quầng vú. Ấn nhẹ ngực từ trước ra sau để giảm bớt lượng sữa đang phun, giúp bé không bị ngộp, sặc sữa.

Quen bú bình: Khi mẹ đi làm trở lại, bé quen với việc bú bình. Khi bé không bú thường xuyên, sữa mẹ sẽ không còn tiết nhiều như trước nên bé sẽ thích bú bình hơn.

Sữa có mùi lạ: Nếu mẹ ăn thực phẩm cay, dùng thuốc lá, trẻ cũng có thể bỏ bú vì mùi sữa thay đổi.

Trẻ ốm: Trong giai đoạn nứt nướu răng, sốt, viêm tai…, trẻ cũng có thể đột ngột bỏ bú. Tình trạng này sẽ chấm dứt khi cơ thể bé bình thường trở lại.

Liên hệ:

178/12 D1, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. HCM

Email: binhsuangoaichobe@gmail.com

ĐT: 0944 650 046

Bình sữa Ngoại Nhập