<div style="text-align: justify;">
<table align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" style="margin-right: 14px; margin-top: 2px; margin-bottom:10px">
<tbody>
<tr>
<td></td>
</tr>
<tr>
<td style="text-align: center; "><span style="">Hãng phim truyện Việt Nam. (Ảnh: Internet)</span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
(Cinet)- Chiều 5/5, Bộ VHTTDL đã tổ chức họp báo thông tin chính thức về phương án cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS).<br>
Báo Điện tử Tổ quốc dẫn lời Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cho biết, Bộ có 5 doanh nghiệp điện ảnh. Trong đó, Hãng phim khoa học tài liệu trung ương được Chính phủ đồng ý không cổ phần hóa vì đặc thù, chuyển thành công ty. Ngoài ra, là quá trình cổ phần hóa lần lượt các đơn vị: Hãng phim truyện I, Hãng phim Giải phóng, Hãng phim hoạt hình và Hãng phim truyện Việt Nam.<br>
Theo Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái, quá trình cổ phần hóa các đơn vị này rất khó khăn, khó bán cổ phần. Bộ VHTTDL rất thận trọng trong quá trình cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam. Công ty vận tải thủy - nhà đầu tư chiến lược của VFS đã chấp thuận cam kết 10 điểm với Bộ VHTTDL: Không chuyển nhượng cổ phần trong 5 năm; Cam kết với đơn vị bằng văn bản trong việc hỗ trợ, thực hiện làm phim; Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với người lao động; Cam kết 90% doanh thu của đơn vị phải từ hoạt động điện ảnh; Trả các khoản nợ tiền thuê đất mà VFS đang nợ; Đầu tư cơ sở vật chất để làm phim; Tuân thủ phương án sử dụng đất để phục vụ sản xuất, phát triển điện ảnh; Sử dụng toàn bộ nhân viên của Hãng; Sử dụng toàn bộ tiền thu được từ cổ phần hóa để đầu tư sản xuất phim; Cử 3 người của nhà nước tham gia vào Hội đồng quản trị - Ban tổng giám đốc - Ban kiểm soát.<br>
“Mục tiêu của cổ phần hóa là làm sao để vực dậy được hãng phim. Trong cam kết này nếu Công ty Vận tải thủy không thực hiện phải bồi thường thiệt hại; nếu sử dụng đất không đúng mục đích sẽ đề nghị Hà Nội thu hồi” - Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định.<br>
Ngoài số cổ phiếu do nhà đầu tư chiến lược nắm giữ, nhà nước sẽ giữ 20% cổ phiếu, người lao động trong VFS kiểm soát 5% cổ phiếu, 10,5% cổ phiếu sẽ được bán ra ngoài thị trường.<br>
Thứ trưởng cũng khẳng định: Con số nợ của VFS hiện là hơn 90 tỉ, vốn thực xác định còn 19.7 tỉ. Khi cổ phần hóa không tính giá trị đất, vì theo luật đây là đất thuê của nhà nước nên khi chuyển cổ phần không được tính giá trị đất. Điều này cũng được áp dụng với tất cả các mảnh đất hiện VFS quản lý.<br>
Với 325 phim của Hãng trong lịch sử 56 năm đều là những tài sản quý của nhà nước. Nhiều lo ngại khi cổ phần hóa sẽ thuộc về đơn vị mới. Thứ trưởng khẳng định, những phim này, bản gốc đều đang được lưu giữ ở Viện phim Việt Nam và thuộc bản quyền của nhà nước, vì kinh phí đều do nhà nước đầu tư, đặt hàng. Nếu đơn vị mới, đang giữ bản sao các bộ phim, có nhu cầu khai thác đều phải xin phép Bộ VHTTDL.<br>
“Chỉ còn con đường cổ phần hóa mới không mất thương hiệu Hãng phim truyện Việt Nam, nếu không thì Hãng sẽ phá sản”, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái nhận định.<br>
<span style="">BT</span><br>
</div>

Theo cinet.vn

View more random threads: