<div style="text-align: justify;">
<table align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" style="margin-right: 14px; margin-top: 2px; margin-bottom:10px">
<tbody>
<tr>
<td></td>
</tr>
<tr>
<td style="text-align: center; ">M<span style="">ột phần trong bộ sưu tập vạc đồng thời chúa Nguyễn.</span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<u><strong>>>Bài liên quan</strong></u>:<br>
Bảo vật Quốc gia: Pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ<br>
(Cinet) – Vạc đồng thời Chúa Nguyễn là 1 trong số 5 hiện vật tại Huế được Thủ tướng Chính Phủ ký quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia đợt 4.<br>
Bộ sưu tập vạc đồng thời Chúa Nguyễn gồm 11 chiếc có niên đại 1659-1684. Cụ thể vào thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1613-1635) và Nguyễn Phúc Tần (1648-1687). Hiện có 7 chiếc đặt tại Hoàng Cung, 3 chiếc đặt tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế và 1 chiếc đặt tại Lăng Đồng Khánh.<br>
Có nhiều ý kiến cho rằng, người có công tạo nên Bộ sưu tập này là một người Bồ Đào Nha, ông Cruz. Ông Cruz lấy vợ người Việt Nam và sinh sống tại Phường Đúc – Huế, ông chính là người đã tạo nên ngành đúc đồng nổi tiếng tại Huế và cũng là người đã giúp chúa Nguyễn đúc vũ khí, vạc đồng để tỏ rõ uy quyền của dòng họ Nguyễn.<br>
Trong Bộ sưu tập vạc đồng này chỉ có 1 chiếc được làm đầu tiên trước năm 1659 có hình dáng khác, 10 chiếc còn lại có kiểu dáng tương tự như nhau được chia thành 2 loại là 4 quai và 8 quai. Cũng vì lý do này, có giả thiết cho rằng chỉ có 10 chiếc vạc làm sau là có bàn tay của ông Cruz tham gia thực hiện. Chiếc vạc được làm đầu tiên quá khác biệt và mang thiết kế, trang trí thuần Việt. Chiếc vạc này hiện đang được đặt ngay trước hiên điện Long An (nay là tòa nhà trưng bày chính của Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế). Đây là một chiếc vạc có hình dáng rất lạ - tương tự một chiếc nồi kích thước lớn, cổ thắt bụng phình to, trên cổ có 4 quai được tạo dáng khá đẹp. Quanh thân vạc, gần trên cổ có trang trí. Điều đáng nói là từ trước đến nay chưa thấy ai đề cập đến chiếc vạc độc đáo này. Trên thân vạc có đề niên đại “Tuế thứ Tân Mùi nhuận trọng xuân”, tức năm 1631. Trọng lượng vạc 560 cân. Các nhà lịch sử, văn hóa hầu hết thống nhất với ý kiến: chiếc vạc này chắc chắn do người Việt Nam đúc, còn đúc tại đâu thì chưa có câu trả lời chính xác.
<table align="center" border="1" cellpadding="1" cellspacing="1" style="width: 500px;">
<tbody>
<tr>
<td></td>
</tr>
<tr>
<td><span style="">Chiếc vạc đầu tiên có thiết kế và trang trí hoa văn thuần Việt, hiện được đặt tại hiên điện Long An..</span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<br>
Loại vạc 4 quai gồm có 6 chiếc, trong đó có 2 chiếc đúc vào năm 1659, các chiếc còn lại vào các năm 1660, 1662, 1667 và 1673 (theo thứ tự lần lượt là chiếc số 2, 3, 4, 5, 10 và 11). 4 quai được đặt gần trên miệng và cao vượt miệng, xoắn hình dây thừng. Phần thân vạc chia thành nhiều ô và được trang trí khác nhau hoàn toàn, tuy nhiên vạc nào là cặp thì trang trí hoàn toàn giống nhau.<br>
Loại vạc 8 quai gồm có 4 chiếc đúc vào các năm 1670, 1672 (2 chiếc) và 1684 (theo thứ tự lần lượt là chiếc số 6, 7, 8 và 9). Đặc điểm chung của loại vạc này là 8 quai được đặt dưới miệng vạc một đoạn và cao không quá miệng vạc. Các chiếc quai kiểu này đều tạo hình đầu rồng có cổ vương ra từ thân vạc, trông khá sinh động. Phần thân vạc không chia thành lớp hay ô hình học để trang trí như loại vạc 4 quai mà chỉ trang trí phần trên, phía gần quai vạc. Mô típ trang trí cũng khác kiểu vạc 4 quai rất nhiều. Nhưng cũng như loại vạc 4 quai, những chiếc cùng một đôi thì có mô típ trang trí gần tương tự nhau.<br>
Cả 10 chiếc vạc gồm loại 4 quai và 8 quai đều được trang trí những hoa văn truyền thống của Việt Nam như: hoa, lá, chim muông, quai được tạo hình rồng..Tuy nhiên bên cạnh những hoa văn đặc trưng đó còn xuất hiện những hình trang trí theo phong cách mỹ thuật phương Tây như: cụm tròn, chấm bi và lá sòi… Đây cũng là lý do dẫn đến nhiều giải thiết rằng thiết kế của những vạc đồng này có sự tham gia của người phương Tây.
<table align="center" border="1" cellpadding="1" cellspacing="1" style="width: 500px;">
<tbody>
<tr>
<td></td>
</tr>
<tr>
<td></td>
</tr>
<tr>
<td></td>
</tr>
<tr>
<td>H<span style="">ình ảnh một vài chiếc vạc đồng trong Bộ sưu tập Vạc đồng thời Chúa Nguyễn đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia trong đợt 4. </span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<br>
11 chiếc vạc trong bộ sưu tập chỉ có 3 chiếc vạc được kê trên bộ chân được thiết kế hài hòa với phần chân, 8 chiếc còn lại đều được đặt trên các chân bằng đá Thanh mộc mạc.<br>
Hiện tại Huế còn 15 chiếc vạc đồng nhưng chỉ có 11 chiếc vạc được làm thời Chúa Nguyễn được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Còn lại 4 chiếc vạc thời Minh Mạng có niên đại 1825-1828, được đặt tại điện Hòa Khiêm, lăng Tự Đức.<br>
Bộ sưu tập vạc đồng tại Huế không chỉ là những hiện vật mang tính lịch sử mà đây còn là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thể hiện rõ sự phát triển của nghề đúc đồng tại Huế xưa kia, đồng thời là những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cao.<br>
<span style="">NLH </span>(<span style="">Ảnh: Internet)<br>
<br>
</span><br>
</div>

Theo cinet.vn

View more random threads: