Theo sử sách ghi lại, lợi dụng việc giữ chức Phụ chính thái sư nhiếp chính, giúp vua Trần Thiếu Đế (4 tuổi) cai quản đất nước. Hồ Quý Ly mặc sức tung hoành, quyền lấn át cả vua, biến vua Thiếu Đế thành hư vị. Cũng chính vì quyền lực tập trung trong tay mình nên nhiều năm trời, Hồ Quý Ly lợi dụng bối cảnh triều Trần đang khủng hoảng, vua nhỏ, đất nước hỗn loạn. Ông đã âm thầm tụ họp người trung thành với mình và tìm cách giết hại tôn thất nhà Trần cùng những người thuộc phe cánh đối đầu với
ông. Sau khi các phe cánh trong triều gần như bị Hồ Quý Ly khống chế, ông dùng kế độc, mượn tay người khác giết vua để cướp ngôi nhà Trần lập ra nhà Hồ.


Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, mùa hạ, tháng 4, Hồ Quý Lý ép vua phải xuất gia theo đạo giáo ở quán Ngọc Thạch thuộc thôn Đạm Thuỷ (thuộc Đông Triều, Hải Dương). Thực chất Hồ Quý Ly muốn đưa vua xa khỏi Tây Đô (Thanh Hoá) để dễ bề hành động. Sợ tự tay giết vua sẽ làm mất lòng thiên hạ nên ông đã mật sai Nội tẩm học sinh là Nguyễn Cẩn đi theo trông nom. Việc Cẩn đi theo hầu vua nhưng thực chất Quý Ly muốn sai Cẩn đi theo để tìm cơ hội giết vua.


Thiếu Đế tuy ít tuổi nhưng như ngầm hiểu được âm mưu của Hồ Quý Ly. Vua hỏi Cẩn rằng: 'Ngươi theo hầu ta muốn gì chăng?', Cẩn không nỡ nói ra. Nhưng theo sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, trước khi đi với vua về Đạm Thuỷ thì Hồ Quý Ly làm bài thơ đưa cho Cẩn ý nói: 'Nguyên quân không chết thì ngươi phải chết. Không chỉ thế, Hồ Quý Ly trắng trợn làm một bài thơ đưa cho Nguyên quân (Thiếu Đế) cũng có ý rằng: 'Trước có vua hèn ngu, Hôn Đức và Linh Đức. Sao không liệu sớm đi còn bận tâm người khác”. Ý của bài thơ muốn vua Thiếu Đế tự sát.


Cẩn vì sợ Hồ Quý Ly nên bèn tiến thuốc độc nhưng lạ thay vua không chết. Không từ bỏ âm mưu, Cẩn tiếp tục tiến nước dừa mà không cho vua ăn để vua tự chết đói. Nhưng cũng kỳ lạ, vua không chết. Việc ba lần bảy lượt mưu hại vua nhưng không thành. Cuối cùng Hồ Quý Ly dùng đến biện pháp dã man hơn. Ông đã sai xa Kỵ thượng tướng quân là Phạm Khả Vĩnh bí mật đến thắt cổ giết chết. Sau đó sai người chôn ở Yên Sinh, miếu hiệu Thuận Tôn.


Luật nay: Phạm tội giết người có tổ chức


Việc Hồ Quý Ly sai người giết vua là cháu ngoại của mình để chiếm ngôi tuy cách đây hơn 600 năm nhưng đến giờ vẫn khiến nhiều người phải rùng mình khiếp sợ. Rõ ràng trong vụ việc này, Hồ Quý Ly chính là người chủ mưu, còn Cẩn và Vĩnh là những kẻ giúp sức. Câu chuyện lịch sử đau thương này cho thấy sự nhẫn tâm trong cách hành xử để giành quyền lực dưới thời phong kiến xưa. Việc liên tiếp dùng các hành vi dã man như cho uống thuốc độc, giam bỏ đói đến lấy dây thiết cổ đến chết của nhóm người
này đối với vua Thiếu Đế là một tội ác ghê rợn. Trường hợp này xảy ra dưới thời loạn, lại nằm trong cuộc tranh chấp quyền lực nên không bị pháp luật đương thời truy cứu. Nhưng nếu trường hợp giết người như trên của nhóm người do Hồ Quý Ly chủ mưu vào thời này chắc chắn sẽ bị pháp luật trừng trị.


Xét theo tình tiết vụ án mạng này, ta thấy rằng, Hồ Quý Ly chính là người chủ mưu trong án mạng này. Bản thân Cẩn và Khanh là những kẻ trực tiếp ra tay. Việc Cẩn vì bị xúi giục, ép buộc. Tuy nhiên, Cẩn thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần điều đó cho thấy Cẩn muốn thực hiện tội phạm đến cùng để giết vua. Trong khi đó, Khanh tuy cũng bị sai khiến nhưng hành động ra tay của ông ta vô cùng tàn độc. Chính vì
vậy, hành vi của Cẩn và Khanh cũng bị khép vào tội giết người. Không chỉ tham gia vụ giết người với vai trò là người tổ chức, Hồ Quý Ly còn có khả năng bị truy cứu trách nhiệm về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn để ép buộc người khác giết người. Vua Thiếu Đế lúc này mới 4 tuổi nên những người tham gia mưu sát vua sẽ bị khép vào tội giết người với tình tiết định khung tăng nặng là giết trẻ em theo quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS. Hình phạt đối với nhóm người này là chung thân hoặc tử hình.


Trinh Phúc






Theo nguoiduatin.vn