Danh tính thật của hai chị em hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác, vì vậy người đời sau vẫn phân biệt họ là Đại Kiều và Tiểu Kiều. Theo Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung thì họ là con gái Kiều Công, chủ nhân Kiều gia trang, gần vùng núi quận Cối Kê xứ Giang Đông, khu vực bờ nam sông Dương Tử. Hai người con gái này đều thuộc hàng tuyệt thế giai nhân thời Tam Quốc.


Đại Kiều được mô tả là cô gái nhu mì, đẹp trầm lặng, đôi mắt diễm lệ nhưng đa sầu, tính cách hiền hậu, nhút nhát, sống nội tâm và tình cảm. Nàng thích việc nữ công gia chánh, thêu thùa nấu ăn, chăm sóc hoa lá. Tiểu Kiều thì dung mạo xinh đẹp, thông minh, thích đọc sách, đánh đàn, ngắm hoa và làm thơ. Hai nàng được xem như báu vật lớn nhất của Kiều gia trang và vùng đất Cối Kê.


Sau khi chiếm được Uyển Thành (hay Hoãn Thành), Lư Giang, Tiểu bá vương Tôn Sách cùng bạn là Chu Du đến thăm Kiều gia trang và bắt gặp hai vẻ đẹp danh bất hư truyền bèn cầu hôn hai tiểu thư họ Kiều. Đại Kiều kết hôn với Tôn Sách và Tiểu Kiều kết hôn với Chu Du.


Tuy nhiên, xưa nay vẫn có câu Hồng nhan bạc phận, cuộc hôn nhân của hai chị em họ Kiều được xem là sự hôn phối giữa 'Trai anh hùng, gái thuyền quyên', 'mỹ nhân và danh tướng' nhưng đều không kéo dài. Lấy nhau được ba năm thì Tôn Sách mất, Đại Kiều một mình nuôi con cho tới cuối đời. Phần cô em là Tiểu Kiều thì may mắn hơn chị, được cùng chồng là Chu Du yên hưởng tình yêu tới 12 năm nhưng số Chu Du cũng đoản, lại phải ở goá nuôi con gái khôn lớn. Sau khi chồng mất, họ đều trở lại Kiều gia trang để sinh sống. Như vậy, tính ra, hai chị em họ Kiều đều phải chịu cảnh goá bụa khi còn quá trẻ.





Dã sử vẫn cho rằng hai người con gái họ Kiều là nguyên nhân gây ra trận Đại chiến Xích Bích thời Tam Quốc.


'Tam Quốc diễn nghĩa kể rằng, sau khi thống nhất phương Bắc, Tào Tháo có ý định tiêu diệt Đông Ngô nên kéo hơn 80 vạn binh mã xuống phía Nam. Gia Cát Lượng phụng mệnh của Lưu Bị sang Giang Đông khuyên Tôn Quyền, lúc bấy giờ là chúa của Đông Ngô liên hợp với mình để chống quân Tào”.


Để thuyết phục Đông Ngô đồng ý liên minh, Gia Cát Lượng buộc phải thuyết phục được hai người: Một là Tôn Quyền, hai là Chu Du. Tôn Quyền là chúa của Đông Ngô còn Chu Du chính là thống soái của quân Giang Đông, rất có uy tín.


Trong chương 44 của cuốn tiểu thuyết, có một cuộc đối thoại giữa Gia Cát Lượng và Chu Du, Lượng bảo rằng ông có một kế hoạch để buộc quân Tào rút lui, đó là cống nạp hai nàng kiều cho Tào nhằm khích Chu Du bởi Tào Tháo từng thề rằng: 'Ta có hai ước muốn, một là quét sạch bốn bể, hoàn thành đế nghiệp, hai là có được hai nàng Kiều ở Giang Đông, nhốt ở Đồng Tước đài để vui vẻ những năm cuối đời, được như vậy thì chết cũng không hối hận: 'Tháo còn lệnh cho con trai làm thơ với tựa đề Đồng Tước
đài phú, trong đó có câu Lập song đài ư tả hữu hề! Hữu Ngọc long dữ Kim phụng; Lãm nhị kiều ư Đông Nam hề! Lạc chiêu tịch chí dữ cộng'.


(Nghĩa là: Dựng hai đài ở bên tả bên hữu, có đài Ngọc long, có đài Kim phụng. Nhốt hai nàng Kiều bên Đông Nam; để sớm chiều cùng vui vầy). Mưu khích tướng của Gia Cát Lượng đã thành công, Chu Du tỏ ra vô cùng phẫn nộ và tức giận, quyết tâm liên minh với Lưu Bị để chống Tào. Nhờ có ý kiến của Chu Du, Tôn Quyền đã quyết tâm chống lại Tào Tháo và đồng ý liên minh với Lưu Bị dẫn tới đại chiến Xích Bích lừng lẫy trong thiên hạ”.


Trên thực tế, đài Đồng Tước được Tào Tháo xây dựng năm Kiến An thứ 15, ở Tây Bắc Nghiệp Thành. Theo sách Lâm Chương Chí thì: Đài cao 57 trượng, gian chính rộng hơn trăm gian, cửa đều bằng đồng có chạm khắc hình rồng, ánh sáng chói loà. Ở phía đỉnh lầu có một chim đổng tướng, cao một trượng năm thước, hai cánh dang rộng như đang bay. Ngoài Đổng Tước Đài, Tào Tháo còn xây dựng nhiều đài khác như Kim Phượng Đài xây dựng vào năm Kiến An thứ 18, cao 8 trượng, phòng ốc rộng tới hơn trăm gian hay
Băng Tỉnh Đài ở phía Bắc của Đài Đổng Tước xây vào năm Kiến An thứ 18.


Sau khi xây dựng xong Đổng Tước Đài, ở mỗi phòng, Tào Tháo cho nhốt một mỹ nữ. Tào Tháo khi còn sống thường tới các đài này thỏa sức hành lạc, dâm loạn. Cho tới khi chết, Tào Tháo còn dặn con cháu rằng, mỗi khi tới ngày mồng một hoặc rằm, lệnh cho các mỹ nữ này lên đài hát cho mình nghe. Tuy nhiên, không may là những mỹ nữ này sau đó đã bị con trai của Tào Tháo là Tào Phi nạp làm cung phi của mình.


Vì thế, có lẽ may mắn cho Chu Du và Tôn Sách là khi còn sống, Tào Tháo không chiếm được Giang Đông, nếu không, Đại Kiều và Tiểu Kiều khó mà thoát khỏi số phận 'bị khóa' trong Đài Đổng Tước của Tào Tháo.





Tào Tháo là một gian hùng nổi danh trong thiên hạ, cũng là một vị đế vương ham mê sắc dục


Luật nay: Phạm tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật


Theo dã sử và cũng theo Tam Quốc diễn nghĩa của nhà văn họ La thì hai chị em được xem là một trong những nguyên nhân gây ra trận Đại chiến Xích Bích bởi Tào Tháo vốn nghe danh nhan sắc hai nàng Kiều, muốn tấn công xứ Giang Đông để bắt hai nàng về cho riêng mình. Tháo cho xây đài Đồng Tước, đẹp tráng lệ, được bao bọc bởi gió núi, mây ngàn, như giữa chốn bồng lai hòng làm nơi an dưỡng tuổi già bên cạnh hai người đẹp. Tiếc thay, mưu sự đó không thành nên không thể có việc Đồng Tước xuân thâm Toả
nhị Kiều như Nguyễn Du từng liên tưởng.


Về sau, nhờ có cơn gió Đông khiến cho trận Xích Bích toàn thắng, cuộc đời của hai nàng Kiều mới không bị khoá xuân trong đài Đồng Tước. Thực hư việc Tào Tháo đem quân đi đánh Giang Đông để cướp hai người đẹp ra sao thì người sau không thể nào kiểm chứng được, bởi có thể chứng thực lịch sử nhưng không thể có căn cứ nào để xác định là vì mỹ nữ hay vì tham vọng chính trị của vị gian hùng này. Tuy nhiên, xét về mặt
luật pháp, nếu áp dụng trường hợp này với luật pháp hiện tại của Việt Nam, đặt trong bối cảnh của Việt Nam, có thể thấy một số vấn đề.


Nếu mưu đồ của Tào Tháo thực hiện được, đánh chiếm Giang Đông thành công và bắt được hai nàng Kiều về. Đây là việc bắt, giữ người một cách trái pháp luật (do hai nàng không hề tự nguyện), cho nên có thể khép vào Điều 123 Bộ luật Hình sự về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật. Theo khoản 2 Điều 123, người
phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: Có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, đối với người thi hành công vụ, phạm tội nhiều lần và đối với nhiều người.


Ngoài ra, theo Điều 123, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến hai năm. Tổng cộng lại, mức án mà Tào Tháo sẽ phải nhận sẽ là từ một năm đến năm năm tù. Tuy không bắt được nhị Kiều nhưng về sau, với quy mô của đài Đồng Tước và sự theo đuổi hưởng lạc của mình, Tào Tháo cũng bắt nhốt không ít mỹ nhân vào đài Đồng Tước để thoả mãn dục tính của mình, tội này Tháo cũng không thể tránh được.


Ngoài ra, khi đang đảm nhận chức Thừa tướng của nhà Hán, vì dục vọng của mình mà Tháo đã gây ra cả một cuộc chiến ở đất Giang Đông, kéo theo hàng vạn người vào biển lửa, gây ra cảnh tang thương cho cả một vùng đất rộng lớn. Tháo vừa không hoàn thành tốt trọng trách của một vị phụ mẫu đối với dân chúng, vừa có tội với vua. Hành vi của Tháo gây thiệt hại lớn cho Nhà nước, xã hội, ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.


Chiếu theo luật pháp ngày nay, áp dụng trường hợp này ở Việt Nam thì Tháo đã phạm vào Điều 281, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Xét theo khoản 3 Điều 281 Bộ luật Hình sự Việt Nam sửa đổi bổ sung 2009: Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng cho đến ba mươi triệu đồng.


Khung hình phạt dành cho Tào Tháo đã được luật pháp quy định rõ ràng, tuy nhiên so với những thiệt hại được tính bằng sinh mạng con người thì mức phạt đó vẫn còn rất nhẹ, Tháo vẫn phải ôm tiếng gian hùng trong hậu thế cho tới ngàn năm sau không rửa được.


Hón Th






Theo nguoiduatin.vn