Sử sách kể rằng, Nguyễn Chí là một vị quan thanh liêm, thương dân như con, tính tình thẳng thắng, bộc trực. Nhưng ông sinh lầm thời, đỗ đạt ra làm quan dưới triều vua Lê Uy Mục (vua quỷ), ở thời buổi gian thần tha hồ làm loạn thì bản tính của ông trở thành gai trong mắt của nhiều quan tham khác. Chuyện kể rằng, ông Nguyễn Chí giữ chức tri phủ, luôn đứng về phía người dân. Bọn quan lại cấp trên muốn mượn tay ông hà hiếp dân, nhưng ông bất phục. Làm quan lâu năm nhưng không đưa của đút lót cho
quan trên vì vậy chúng ủ mưu hại ông.


Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, Tri phủ Nguyễn Chí bị thân nhân của bọn ngoại Khương Xung (họ ngoại của vua) đánh chết. Được biết, Nguyễn Chí từng làm chức trung thư giám chính tụ sau đó thi Hội trúng trường. Do xuất thân là người huyện Đông Ngàn - Bắc Ninh (quê ngoại của vua) nên được ưu ái bổ nhiệm làm thiếu doãn phủ Phụng Thiên, sau được thăng lên làm tri phủ Phú Bình. Chí là người không chịu khuất lụy kẻ quyền thế, thân nhân của Khương Trung là Nguyễn Trọng bắt giam vào ngục Đình uý
rồi đánh chết, vứt ra ngoài thành.


Nhưng có điều rất may cho Nguyễn Chí, sau khi bị hành hình và vứt xác ra ngoài thành, người nhà của ông đến lượm xác ông mang về lo chôn cất. Khi xác ông Chí được bọc chiếu đưa đi chôn thì cả nhà phát hiện ông vẫn chưa chết. Điều này khiến ai cũng rất vui mừng, nhưng mọi thông tin việc ông từ cõi chết trở về đều được giấu kín vì sợ bọn quan tham trả thù tận cùng. Ông Chí vì thế cũng phải sống ẩn trốn ở trong nhà của con,
em. Sử chép rằng, ông ngày ở dưới hang, đêm ngủ cành cây. Cũng để che mắt người ngoài, vợ con của ông Nguyễn Chí đã giả vờ tổ chức đám ma rồi đem đi chôn, sau đó làm chay để tang như thể ông Chí đã chết.


Việc ông Chí không chết mà vẫn sống được che giấu cẩn thận đến mức hơn 3 năm, làng xóm không ai biết ông đang sống. Đến năm Kỷ Tỵ (1509) có quân khởi nghĩa nổi dậy chống lại triều đình, ông Chí nhận thấy đây là cơ hội để báo thù bọn quan tham kia. Ông Chí đến xin gia nhập nghĩa quân, trình bày sự tình lý do ông tham gia. Thấy ông Chí là người khẳng khái lại có chí trả thù nên nghĩa quân nổi dậy đã kết nạp ông và ban cho
ông một tên mới gọi là Hoàn Sinh (nghĩa quân mà ông gia nhập chính là đội quân của Lê Oanh - sau là vua Lê Tương Dực).


Luật nay:Phải trình báo lên cơ quan có thẩm quyền để xem xét


Câu chuyện chết đi sống lại của tri phủ Phú Bình, Nguyễn Chí là một chuyện lạ hiếm gặp trong lịch sử, được sử sách lưu truyền đến ngày nay. Câu chuyện cuộc đời của ông như một bản tố cáo về một triều vua thối nát thuộc loại bậc nhất trong lịch sử nước ta - triều vua Lê Uy Mục (1505 - 1509).


Việc ông Chí bị quan tham đánh chết, vứt xác ra ngoài thành nhưng cuối cùng sống lại, sau đó ông theo quân khởi nghĩa hoạt động lật đổ chính quyền thiết lập nên triều vua mới cho thấy bản lĩnh và sự gan dạ hơn người của con người này. Xét về hành động của tri phủ Phú Bình vào thời bấy giờ không có gì đáng trách. Tuy nhiên, nếu ông Nguyễn Chí sống vào thời nay, hành vi tham gia phản loạn chống lại chính quyền của ông sẽ bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.


Nếu sống vào thời nay, Nguyễn Chí có quyền báo lên cơ quan có thẩm quyền để điều tra làm rõ vụ án giết người mà ông là nạn nhân. Khi đó, cơ quan điều tra sẽ điều tra, làm rõ hành vi giết người
của Nguyễn Khương, Nguyễn Trọng và xử lý theo pháp luật. Nhưng chỉ vì bị quan trên hãm hại mà Nguyễn Chí mất hẳn lòng tin vào chính quyền, sau đó có hành động tiêu cực chống phá lại chính quyền, do vậy, hành vi này sẽ bị phạt tội rất nặng.


Theo Điều 79 BLHS quy định về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thì người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân sẽ bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.


Trinh Phúc






Theo nguoiduatin.vn