Thời gian qua xay ra nhiều trường hợp chống người thi hành công vụ. Bên cạnh việc xử phạt và có chế tài nghiêm khắc đối với hành vi này. Cũng cần nâng cao hơn nữa việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về hành vi chống người thi hành công vụ.

Trước hết, phải xác định người thi hành công vụ bao gồm những ai? Có nhiều trường hợp người phạm tội không biết được hành vi của mình đang chống lại một người thi hành công vụ, lầm tưởng rằng đó là một hành vi bình thường giữa các cá nhân với nhau. Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, nhân viên của các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức đang thi hành nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức đó giao cho hoặc theo quy định của pháp luật vì lợi ích chung.

Thứ hai, phải xác định thế nào là hành vi chống người thi hành công vụ. Hành vi chống lại người thi hành công vụ là hành vi xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó và có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của chính những người thi hành công vụ.






Ảnh minh họa (nguồn internet)


Thực tế, có nhiều trường hợp không biết là hành vi của mình là hành vi phạm tội chống người thi hành công vụ. Chẳng hạn, một thanh niên cản trở cảnh sát để cho bạn phóng xe bỏ chạy, khi lực lượng cảnh sát giao thông phát hiện và yêu cầu dừng xe đối với xe vi phạm. Thanh niên đó có thể chỉ nghĩ đơn giản nếu bạn mình chạy thoát thì sẽ không bị xử phạt hành chính vì không có chứng cứ và tang vật. Thế nhưng hành vi đó đã có dấu hiệu của tội chống người thi hành công vụ.


Nhiều người băn khoăn về dấu hiệu hậu quả của tội chống người thi hành công vụ. Trên phương diện khoa học hình sự Việt Nam, tội chống người thi hành công vụ có cấu thành hình thức, có nghĩa là hậu quả xảy ra không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội chống người thi hành công vụ. Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện các hành vi chống đối, kháng cự hoặc cưỡng ép người
thi hành công vụ thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi trái pháp luật.


Một trong những nội dung mà nhiều người vẫn hay nhầm lẫn liên quan đến hành vi chống người thi công vụ, đó chính là việc nhiều người lầm tưởng cứ có hành vi xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, tính mạng của người thi hành công vụ là phạm tội chống người thi hành công vụ.


Tuy nhiên, không phải vậy, pháp luật hình sự phân định khá rõ ràng. Chẳng hạn, người phạm tội bị truy tố về tội chống người thi hành công vụ thì người thi hành công vụ sẽ tham gia quá trình tố tụng với tư cách là người làm chứng.


Trong trường hợp hành vi phạm tội gây thương tích cho người thi hành công vụ hoặc gây chết người đủ dấu hiệu cấu thành tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 (Bộ luật hình sự) hoặc tội giết người theo Điều 93 thì người thi hành công vụ tham gia quá trình tố tụng với tư cách là bị hại. Và hành vi chống người thi hành công vụ ở trường hợp này không
có ý nghĩa định tội danh nữa mà là căn cứ, tình tết để tăng nặng hình phạt trong quá trình định khung.






Điều 257. Tội chống người thi hành công vụ


1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.


2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:


a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.






Luật gia Giang Quyết






Theo nguoiduatin.vn