Để biết cách làm sữa chua tại nhà trước hết chúng ta nên xem những vấn đề thường gặp khi làm sữa chua nhé.

Nhìn chung, nếu sữa chua làm ra có vấn đề, bạn có thể tự tìm hiểu nguyên cớ dưới đây nhé

Nguyên liệu: hàm lượng Protein trong sữa có thấp quá không, men có tươi mới không, công cụ có được khử trùng sạch sẽ và khô ráo không, Men có được để hết lạnh trước khi dùng không, Nhiệt độ của sữa khi trộn men và nhiệt độ ủ sữa có quá cao không (sẽ dễ làm chết men), Khi trộn men có quấy đảo quá mạnh tay không, Nhiệt độ ủ có duy trì được ở khoảng 40 – 44 độ C không



Tin Liên quan cách làm sữa chua nha đam cực ngon tại nhà

Ủ sữa chua

Men sữa chua hoạt động tốt và mạnh nhất trong khoảng nhiệt từ 32 – 48 độ C (90 – 120 độ F). Dưới nhiệt độ này, men sẽ hoạt động rất chậm hoặc hầu như không hoạt động, làm cho sữa chua không đông và không có vị chua. Nếu nhiệt độ quá cao, men có thể sẽ bị chết.

Nếu duy trì được mức nhiệt của sữa ở khoảng 37 – 43 độ C, với lượng men như nêu trong mục 3, thì chỉ sau khoảng 4 – 6h là sữa sẽ đông lại và có vị chua dịu.

Sữa chua bị nhớt

Khi nhìn bên ngoài thấy sữa rất đặc, có thể dốc ngược mà không hề hấn gì. Nhưng khi xúc vào trong thì cảm giác như sữa dính lằng nhằng với nhau, giống như lòng trắng trứng vậy. Khi múc lên, miếng sữa cũng không tách rời ra được mà có một phần kéo theo. Sữa chua bị nhớt cũng khác với sữa chua dẻo mềm, sữa chua dẻo mềm có thể hơi dính nhưng khi dùng thìa xúc vẫn tạo ra được miếng gọn gàng.

Sữa chua lỏng nhưng chua nhiều, có thể bị nhớt

Protein trong sữa thấp

Nhiệt độ ủ không ổn định, ủ quá lâu

Xem thêm cách làm sữa chua dẻo mới nhất tại đây.