> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!


Cách đây không lâu, tại Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm thi hành Luật Công chứng và tổng kết công tác chứng thực (2007 - 2013), đại diện bộ Tư pháp cho biết: Cả nước hiện có 625 tổ chức hành nghề công chứng (138 phòng công chứng và 487 văn phòng công chứng), tăng gấp 4,77 lần so với năm 2007, số công chứng viên tăng từ 353 người (2007) lên 1.505 người (2013). Trong 5 năm, các tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng được hơn 6 triệu việc với tổng số phí công chứng thu được là hơn 2 nghìn
tỷ đồng. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các văn phòng công chứng, gây ảnh hưởng tới hoạt động này.






Ông Ngụy Thế Hùng, văn phòng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.


Ông Hoàng Quốc Hùng, phó chánh thanh tra bộ Tư pháp thừa nhận, có rất nhiều hành vi vi phạm xảy ra trên thực tế nhưng chưa bị xử lý. Có thể kể đến những vi phạm trong việc xác định về nhân thân của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch. Nhiều công chứng viên không làm hết trách nhiệm dẫn đến việc công chứng hợp đồng vi phạm pháp luật. Hợp đồng có chữ ký giả, người ký hợp động bị đánh tráo, dùng hợp đồng ủy quyền giả, người giống trong ảnh của CMND để thay thế người chết... vẫn diễn ra.
Thậm chí có hiện tượng thay thế cả người đang sống để ký hợp đồng.


Trao đổi với PV, ông Ngụy Thế Hùng, văn phòng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cho rằng, trong các báo cáo tổng kết thực tiễn, các cơ quan hữu quan đều thừa nhận việc thu phí của các văn phòng công chứng hiện không đồng nhất, hóa đơn chứng từ lộn xộn. Một số văn phòng đưa người không công ăn việc làm trong gia đình vào làm nhân viên, nhiều
trường hợp trình độ còn non yếu. Đây là những điểm bất cập, bất lợi và khó khắc phục nhất. 'Theo tôi, để đưa hoạt động này vào khuôn khổ, các văn phòng công chứng tư phải được thẩm định kỹ lưỡng. Đặc biệt phải mua bảo hiểm, nếu gây thiệt hại phải bồi thường cho khách hàng', ông Hùng nhấn mạnh.


Cũng liên quan đến vấn đề này, Luật sư Phạm Thị Loan, đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương phân tích, các nước châu Âu, người ta tôn trọng chữ ký cá nhân hơn bất cứ một giấy chứng nhận nào. Ở Việt Nam do có nhiều loại giấy tờ phải công chứng nên việc giả mạo những giấy tờ, hồ sơ gốc là điều khó tránh khỏi. Theo bà Loan, chỉ cần vài động
tác họ có thể làm giả được con dấu, chữ ký như thật (thay đổi được ngày tháng, trong khi pháp luật cần độ chính xác đến từng chi tiết nhỏ) mà bằng mắt thường không thể phát hiện được. Việc này dẫn đến thiệt hại về tài sản là điều không tránh khỏi, lo ngại hơn nó tiềm ẩn phát sinh mâu thuẫn khiếu kiện kéo dài, nhất là trong công chứng nhà, đất.





Tiềm ẩn phát sinh tranh chấp, khiếu kiện

Ông Phạm Thanh Cao, trưởng phòng Bổ trợ tư pháp (sở Tư pháp Hà Nội) khẳng định, hiện nay xảy ra tình trạng một số văn phòng công chứng tư công chứng hợp đồng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Hiện tượng ủy quyền bán một tài sản cho nhiều người, công chứng hợp đồng giao dịch khi chưa có đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật... vẫn diễn ra. Một số nơi còn bớt đi một số giấy tờ và thủ tục cần thiết để thu hút khách hàng dẫn đến phát sinh tranh
chấp, khiếu kiện...






L.Đ






Theo nguoiduatin.vn