> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!


Chuyện xưa kể rằng, tháng 6 năm Đinh Hợi (1347), Bảo Uy Vương phạm tội, bị triều đình nhà Trần đuổi khỏi kinh sư, nói là cho làm chức Phiêu kị tướng quân ở trấn Vọng Giang (đất Diễn Châu, Nghệ An ngày nay) nhưng Bảo Uy Vương đi chưa đến nơi thì đã bị võ sĩ của triều đình đuổi theo và giết chết.


Cái chết của ông được sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại, nguyên nhân được cho rằng, Bảo Uy Vương có liên quan đế một vụ trộm áo của vua nhưng bị phát hiện. Triều đình vì thế ngầm sai người ám sát Bảo Uy Vương. Chuyện xưa kể lại rằng, ở buổi đầu dựng nước (chỉ buổi đầu triều đại nhà Trần), thuyền buôn nước Tống sang buôn bán ở nước ta có dâng một tấm vải hỏa hoãn (tương truyền đây là thứ vải quý giá, đốt không cháy, thậm chí loại vải này khi giặt phải giặt bằng lửa). Do điểm khác lạ như vậy
nên thứ vải này rất quý, nếu đem bán, giá mỗi thước vải hoả hoãn lên đến ba trăm quan tiền.


Chính vì sự quý hiếm ấy nên vải hoả hoãn được cất giữ nhiều đời trong cung làm của quý. Sau này, tấm vải mà thương nhân nhà Tống đem dâng lên được đem may áo cho vua Trần Dụ Tông. Trong quá trình may đo, do sơ suất nên thợ may đã cắt hơi ngắn. Chính vì điều này nên vua sai cất trong nội phủ không dùng. Một hôm, Bảo Uy Vương vào chầu, có mặc một chiếc áo ở trong giống hệt chiếc áo của vua được may từ vải hoả hoãn. Trong quá trình tâu việc, Bảo Uy Vương để lộ chiếc áo này ra ngoài và bị thượng
hoàng (tức vua Trần Minh Tông) phát hiện.


Sự việc này được sử chép lại như sau: 'Bảo Uy Vương mặc thêm áo khác che ở ngoài rồi vào chầu, tâu việc trước mặt thượng hoàng, ngờ đâu, tay áo trong lộ ra. Thượng hoàng trông thấy, có ý nghi bèn sai người kiểm xét lại, quả thấy áo quý cất giữ đã mất. Người cung nhân (cung nữ trộm áo đưa cho Bảo Uy Vương) đã sai thị tì già đến nhà Bảo Uy Vương lấy áo đem về, rồi ngầm đem vào cung dâng trình.


Việc Bảo Uy Vương mặc áo của vua được làm rõ, thượng hoàng Trần Minh Tông tỏ ra rất giận dữ nhưng không nỡ giết vì nghĩ tới tình hoàng tộc. Thượng hoàng trừng phạt Bảo Uy Vương bằng cách đuổi ông ra làm quan ở trấn ngoài như một biện pháp để trừng phạt. Hôm Bảo Uy Vương lên đường nhận chức mới, có một toán võ sĩ đã được lệnh đi thuyền nhẹ đuổi theo Bảo Uy Vương nhằm tìm cách sát hại ông. Đến sông Vạn Nữ (tức sông Trinh Nữ ở Yên Mô, Ninh Bình) bọn chúng đã đuổi kịp. Sau đó chúng giết chết Bảo
Uy Vương và quăng xác ông vào bãi cát rồi trở về.


Luật nay: Giết người sẽ bị trừng phạt


Sự việc Bảo Uy Vương vì thông đồng với cung nữ lấy trộm áo của vua, sau đó ngang nhiên mặc nó vào cung khiến nhiều người cho rằng ông có gan sắt. Sự việc này nó thể hiện bản tính không xem ai ra gì của Bảo Uy Vương. Sự việc được phát giác và Bảo Uy Vương đã bị triều đình trừng trị bắt ông phải đi làm quan xa cho thầy thượng hoàng vừa có tình lại có lý.


Tuy nhiên, trên đường đi nhận chức quan Bảo Uy đã bị ám sát, những kẻ ám sát chính là các võ sĩ được triều đình cử đi. Xét hành vi giết Bảo Uy, rõ ràng đây là hành vi giết người trái pháp luật. Đáng lẽ, triều đình muốn xử tội Bảo Uy thì phải dựa theo luật và phải đưa ra xét xử một cách công khai.


Nếu chiếu theo luật nay, hành vi giết người, vứt xác của các võ sĩ sẽ bị cơ quan công an khởi tố để điều tra về hành vi giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS. Những người này đã phạm tội giết người với các tình tiết tăng nặng là giết người có tổ chức. Những đối tượng có liên quan đến vụ án này sẽ phải đối diện với hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù giam, chung thân hoặc tử hình.


Trinh Phúc






Theo nguoiduatin.vn