<div style="text-align: justify;">
<table align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" style="margin-right: 14px; margin-top: 2px; margin-bottom:10px">
<tbody>
<tr>
<td></td>
</tr>
<tr>
<td style="text-align: center; "><span style="">Ông Nguyễn Đăng Chương trả lời các đại biểu<br>
tại ba đầu cầu Hà Nội - Đà Nẵng - TP Hồ Chí Minh<br>
(Ảnh: K.Anh)</span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
(Cinet) - Câu trả lời của ông Nguyễn Đăng Chương – Cục trưởng Cục Biểu diễn nghệ thuật đã phần nào làm “yên lòng” dư luận trước những ý kiến trái chiều liên quan đến Nghị định 15/2016/NĐ-CP và Thông tư 01/2016/TT-BVHTTDL.<br>
Sáng ngày 20/4, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24/3 của Bộ VHTTDL tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) Nguyễn Đăng Chương chủ trì hội nghị.<br>
Trước khi diễn ra Hội nghị này, nhiều người trong giới nghệ sỹ đã “phản pháo” rất dữ dội, thậm chí là bày tỏ thái độ bức xúc với sự ra đời của Thông tư 01, khi cho rằng Thông tư hướng dẫn không đúng với tinh thần Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP, gây ảnh hưởng đến quyền tác giả âm nhạc.<br>
Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) cách đây một tuần cũng đã tổ chức cuộc họp bàn về vấn đề này. Rất nhiều nhạc sỹ lão thành trong làng nhạc Việt Nam đã thể hiện sự lo lắng về việc “những đứa con tinh thần” của họ sẽ bị “xâm hại”, về việc họ sẽ bị tước quyền sở hữu trí tuệ…<br>
Theo nhạc sỹ Phó Đức Phương, Tại nghị định 15 quy định rất rõ, đơn vị tổ chức biểu diễn muốn được cấp phép hoạt động cần phải nộp đầy đủ hồ sơ, trong đó phải có “01 văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả”. Bản cam kết đó chính là sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa đơn vị tổ chức biểu diễn và chủ sở hữu tác phẩm (hoặc người, tổ chức được chủ sở hữu tác phẩm ủy thác).<br>
Tuy nhiên, khi Thông tư 01 ra đời đã đi ngược lại quy trên trong Nghị định 15, khi ban hành kèm mẫu số 14: “Văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả”. Như vậy, theo nhiều nhạc sỹ, thông tư kể trên đã làm mất quyền của các nhạc sĩ đối với sáng tác của mình. Nhiều người còn lo lắng, đây chính là kẽ hở để cá nhân, tổ chức “lách luật”, đường đường chính chính “xài chùa” tác phẩm của tác giả mà không mất bất kỳ khoản chi phí nào.<br>
Lo lắng này của giới nghệ sỹ đã làm “nóng” dư luận thời gian gần đây. Vậy công chúng nên nhìn nhận vấn đề này như thế nào?<br>
Tại cuộc họp phổ biến Nghị định 15/2016/NĐ-CP tổ chức sáng 20/4, ông Nguyễn Đăng Chương – Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn đã thẳng thắn trả lời báo giới: “Nếu đơn vị tổ chức biểu diễn đã cam kết xong không thực hiện, Trung tâm bảo hộ quyền tác giả sẽ có quyền kiến nghị đến cơ quan nhà nước. Theo quy định chức năng nhiệm vụ, cơ quan quản lý nhà nước có quyền không cấp phép các chương trình biểu diễn tiếp theo cho đơn vị, cá nhân chưa thực thi tác quyền đối với tác giả.”<br>
Ông Nguyễn Đăng Chương dẫn chứng: “ Chúng tôi đã từng không cấp phép biểu diễn cho Đông Đô khi xin cấp phép cho một ca sĩ hải ngoại biểu diễn vì lý do đơn vị này không thực hiện trả tác quyền chương trình biểu diễn trước đó. Chỉ khi đơn vị này gửi đầy đủ chứng từ chứng minh mình đã trả đầy đủ tiền tác quyền thì chúng tôi mới cấp phép biểu diễn trở lại”.<br>
Ông Nguyễn Đăng Chương giải thích thêm, pháp luật không cho phép hành chính hóa các luật dân sự, nếu Cục Biểu diễn nghệ thuật đưa vào, vô hình chung cơ quan quản lý nhà nước đã làm sai pháp luật. Ngoài ra, trong Nghị định 15 sửa đổi bổ sung 03 loại giấy tờ là hành lang pháp lý thông thoáng để các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm của mình. Hiện nay, trong mẫu chỉ có 01 mẫu hướng dẫn, vì 02 mẫu kia ở trong lụât sở hữu trí tuệ đã có, vì vậy Nghị định 79 và thông tư 01 không thể có mẫu chồng lấn lên mẫu đã có trong luật.<br>
Ông Chương cũng khẳng định, vấn đề khúc mắc tác quyền ở đây không phải là ở chỗ các tổ chức cá nhân không đóng tác quyền. Quan trọng là mức thu thỏa thuận giữa người sở hữu tác phẩm và người đại diện cho tác giả và chủ sở hữu không thống nhất được với nhau.<br>
Để giải quyết vấn đề quyền tác giả, theo ông Chương, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Việt Nam phải có trách nhiệm để phát hiện những tổ chức cá nhân không nộp tác quyền và có văn bản kiến nghị đến các cơ quan quản lý nhà nước (Sở VHTTDL, Cục NTBD). Cơ quan quản lý nhà nước sẽ từ chối cấp phép các chương trình ca nhạc lần sau vì họ chưa làm nghĩa vụ tác quyền.<br>
Sau Hội nghị này, Bộ VHTTDL sẽ hợp nhất Nghị định 79 và Nghị định 15 đúng theo lộ trình. Sau đó sẽ gửi tới các Sở VHTTDL, thông cáo trên web của Bộ VHTTDL và Cục NTBD.
<table align="center" border="1" cellpadding="1" cellspacing="1" style="width:500px;">
<tbody>
<tr>
<td style=""><strong><em>Tóm lược Nghị định 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc sân khấu:</em></strong><br>
Bố cục Nghị định 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016 gồm 3 điều: Điều 1 – quy định về nội dung sửa đổi, bổ sung; Điều 2: quy định về các điều khỏan; Điều 3 quy định về trách nhiệm thi hành.<br>
Nội dung sửa đổi, bổ sung: Nghị định gồm 08 điều theo NĐ số 79 năm 2012 và bổ sung 01 điều tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:<br>
Thứ nhất Sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của người biểu diễn, người tổ chức biểu diễn trình diễn thời trang, thi người đẹp người mẫu, và tổ chức, cá nhân lưu hành kinh doanh bản ghi âm ghi hình ca nhạc sân khấu. Việc sửa đổi này nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao vai trò trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động nghệ thuật biểu diễn và nó quy định tại điều 7 của Nghị định 79/2012; <br>
Thứ 2 sửa đổi điều kiện doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.<br>
Để phù hợp với quy định tại luật doanh nghiệp 2014, nội dung này liên quan đến 2 điều trong Nghị định 79: Sửa đổi các nhóm thủ tục hành chính liên quan đến yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng nhằm mục đích đơn giản hóa thủ tục hành chính. Nôi dung này liên quan đến 14/18 điều quy định tại Nghị định 79; Bổ sung quy định làm rõ thẩm quyền điều kiện thu hồi giấy phép biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp người mẫu, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca máu nhạc, sân khấu. Nội dung này quy định tại điều 6 Nghị định 79 và quy định cụ thể về hiệu lực của các giấy phép, nội dung này quy định tại điều 10 Nghị định 79; Sủa đổi bổ sung một số quy định về thủ tục phê duỵệt nội dung bản ghi âm ghi hình ca múa nhạc sân k hấu, Nghị định này liên quan đến 3 điều tại Nghị định 79.<br>
Về nội dung thay thế bãi bỏ, Nghị định số 15/NĐ-CP đã bãi bỏ điều 25 của Nghị định 79 và thay thế thủ tục cấp nhận kiểm soát. Trước đây là giao cho các cơ quan quản lý nhà nước cấp, Nghị định 15 đã quy định lại là giao cho các doanh nghiệp chủ động và chịu trách nhiệm trước pháp luật.</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<br>
<span style="">K.Anh</span></div>

Theo cinet.vn