<div style="text-align: justify;">
<table align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" style="margin-right: 14px; margin-top: 2px; margin-bottom:10px">
<tbody>
<tr>
<td></td>
</tr>
<tr>
<td style="text-align: center; ">L<span style="">ễ hội đua voi tại Tây Nguyên vô cùng hấp dẫn, náo nhiệt</span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
(Cinet) – Tháng 3, khi hoa lan rừng nở rộ, khi người dân Tây Nguyên bắt đầu một mùa vụ mới cũng là lúc lễ hội đua voi được tổ chức.<br>
Voi là loài vật gần gũi nhất với đồng bào các dân tộc tại Tây Nguyên. Người dân ở dây xem loài vật này như những người bạn, những thành viên trong gia đình. Chính vì thế, người dân Tây Nguyên tổ chức lễ hội đua voi 2 năm một lần vào tháng 3 dương lịch với ý nghĩa tôn vinh sự mưu trí, sức mạnh, phản ánh những nét văn hóa đặc thù đặc sắc của những người con Tây Nguyên.<br>
Lên Tây Nguyên vào những ngày tháng 3 sẽ bắt gặp sự nhộn nhịp, náo nức của người dân và cả sự náo nhiệt của hàng ngàn du khách từ khắp nơi tìm về.<br>
Theo người dân địa phương, trước khi vào cuộc đua, voi được đưa đến những đồng cỏ xanh tốt và tẩm bổ thêm bằng các loại củ. Trong thời gian này, voi không làm nặng để dưỡng sức. Vì vậy, khi vào đấu trường, con voi nào cũng rất khỏe mạnh, sung sức. Những chàng quản tượng nườm nượp đưa voi đến vùng cỏ xanh để chăm sóc, trong khi đó những cô gái sắm sửa lễ vật để cầu cúng cho các lễ hội truyền thống cùng diễn ra với lễ hội đua voi.<br>
Vào sáng sớm của ngày hội đua voi, đoàn người của buôn làng cùng già làng đến bến nước để làm lễ cúng, nhằm cảm tạ thần nước đã đem lại may mắn trong năm cũ và cầu cho mưa thuận gió hòa trong năm mới. Cúng xong mọi người sẽ lấy nước đựng trong quả bầu khô bỏ vào gùi mang về nhà để lấy khước cho năm mới. Sau đó, mọi người tập trung về ngôi nhà sàn cộng đồng để cùng ăn thịt, uống rượu cần, ca hát và nhảy múa với âm vang cồng chiêng rộn rã.<br>
Nơi được chọn để làm địa điểm đua voi là nơi đất rộng, bằng phẳng. Mỗi cuộc đua thường có từ 5 đến 10 con voi xếp thành hàng. Trên lưng voi là quản tượng có nhiệm vụ điều khiển voi thi đấu. Trận đua bắt đầu khi một hồi tù ngân lên, vang vọng khắp rừng xanh. Ngay sau tiếng tù, đàn voi phóng nhanh về phía trước tạo thành những âm thanh rầm rập. Tiếng cồng chiêng thúc giục, hòa với tiếng vỗ tay, la hét cổ vũ inh ỏi của du khách tham quan làm cho lễ hội đua voi náo nhiệt, rộn rã đến lạ thường.
<table align="center" border="1" cellpadding="1" cellspacing="1" style="width: 500px;">
<tbody>
<tr>
<td></td>
</tr>
<tr>
<td></td>
</tr>
<tr>
<td><span style="">Tiếng vỗ tay, tiếng la hét cổ vũ của du khách, tiếng chạy rầm rập của những chú voi tạo nên một sự náo nhiệt, một không khí háo hức vô cùng hấp dẫn.</span>.</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<br>
Người dân trai gái ở khắp các buôn làng Bản Đôn diện những trang phục màu sắc rực rỡ, độc đáo của dân tộc cùng đến cổ vũ náo nhiệt. Tiếng chiêng, tiếng trống gióng lên làm cho đàn voi như được tiếp thêm sức mạnh. Tiếng bước chân rầm rập của đàn voi làm xới tung cả bãi đất trống. Những cành lá khô bay xáo xác, tiếng gió rít mạnh cùng với tiếng cồng chiêng âm vang, làm vang vọng cả núi rừng cao nguyên bạt ngàn.<br>
Thường thì sau cuộc đua trên cạn, voi sẽ thi bơi qua sông rồi thi voi kéo co, voi ném xa, voi đá bóng…các cuộc đua mỗi năm có thể thêm hay bớt một số nội dung thi nhưng những nội dụng chính như thi chạy trên cạn và dưới nước thì không thay đổi.<br>
Lễ hội đua voi là sự kiện văn hóa lớn ở Tây Nguyên, lễ hội này ngày càng chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt với lượng khách du lịch tăng lên từng năm. Đối với đồng bào các dân tộc tại Tây Nguyên, lễ hội đua voi không chỉ đơn thuần là một lễ hội náo nhiệt, nhiều trò vui và được chờ đợi mà nó còn thể hiện tinh thần thượng võ của người M’Nông – những con người dũng cảm, có truyền thống trong việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.<br>
Thời điểm tháng 3 là mùa khô, nắng đẹp, đường sá đi lại dễ dàng nên thích hợp cho các hoạt động du lịch và rất thuận tiện cho du khách. Bên cạnh việc tham dự lễ hội voi, du khách còn có thể tìm hiểu về bản sắc văn hóa và ẩm thực đặc biệt của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên.
<table align="center" border="1" cellpadding="1" cellspacing="1" style="width: 500px;">
<tbody>
<tr>
<td></td>
</tr>
<tr>
<td></td>
</tr>
<tr>
<td></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<br>
(<span style="">Ảnh nguồn internet)<br>
NLH<br>
</span><br>
</div>

Theo cinet.vn