<div style="text-align: justify;">
<table align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" style="margin-right: 14px; margin-top: 2px; margin-bottom:10px">
<tbody>
<tr>
<td><img alt="" src="/userfiles/images/images553530_6(1).jpg" style="width: 350px; height: 200px;"></td>
</tr>
<tr>
<td style="text-align: center; "><span style=""><span style="text-align: justify;">Lễ hội Văn hóa Cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ IX<br>
(nguồn: internet)</span></span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
(Cinet)- Là một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu của nhân dân các dân tộc Lâm Đồng, Lễ hội Văn hóa Cồng chiêng lần thứ X – 2016 do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức sẽ diễn ra trong 2 ngày 31/3 và 1/4/2016 tại huyện Đức Trọng.<br>
Bản sắc văn hoá các dân tộc ít người Tây Nguyên thể hiện đậm đà nhất trong cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng. Tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật tạo hình, múa dân gian và ẩm thực dân gian… đều thể hiện, gắn bó mật thiết với cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng vang lên để nối kết cá nhân với cộng đồng, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác của cùng một dân tộc.<br>
Với ý nghĩa đó, Lễ hội Văn hóa Cồng chiêng đã được tổ chức, trở thành một lễ hội văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng. Năm nay, với chủ đề “Tuổi trẻ và Di sản văn hóa cồng chiêng”, Lễ hội sẽ thu hút sự tham gia đông đảo của các nghệ nhân người dân tộc trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, đối tượng tham gia lễ hội sẽ tập trung vào những người trẻ tuổi nhằm khơi dậy trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc kế tục, gìn giữ di sản văn hóa cha ông để lại. <br>
Các hoạt động chính diễn ra trong Lễ hội Văn hóa cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ X-2016 bao gồm: Diễu hành xe cổ động, Lễ dâng hương và xin lửa, Đêm hội khai mạc, Lễ hội Sên Mường dân tộc Thái, Thi diễn tấu cồng chiêng, Tham quan danh lam thắng cảnh, Đêm hội Đại đoàn kết (bế mạc).<br>
Lễ hội Văn hóa cồng chiêng lần thứ X-2016 là hoạt động thiết thực góp phần bảo tồn, phát huy và tôn vinh giá trị văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đồng thời, khẳng định vai trò của văn hóa cồng chiêng trong đời sống đồng bào các dân tộc bản địa Tây Nguyên. Đây cũng là dịp để nhân dân được trao đổi kinh nghiệm, tăng cường tình đoàn kết, góp phần thiết thực vào công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.<br>
<span style="">Hằng Đinh (Tổng hợp từ Báo Văn hóa, Báo Lâm Đồng)</span></div>

Theo cinet.vn

View more random threads: