<div style="text-align: justify;">
<table align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" style="margin-right: 14px; margin-top: 2px; margin-bottom:10px">
<tbody>
<tr>
<td></td>
</tr>
<tr>
<td style="text-align: center; "><span style="">Tác phẩm Hà nội trong mắt tôi của họa sĩ Trần Nguyên Đán. Ảnh: internet</span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
(Cinet)- Từ ngày 21-27/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra triển lãm mang tên “Nét khắc từ truyền thống đến hiện đại - Sưu tập tranh khắc gỗ và mộc bản Trần Nguyên Đán”.<br>
Triển lãm trưng bày khoảng 100 tác phẩm tranh đồ họa, chủ yếu là tranh khắc gỗ và mộc bản, được họa sĩ Trần Nguyên Đán sáng tác và lưu giữ từ năm 1970 đến 2015.<br>
Họa sĩ Trần Nguyên Đán sinh năm 1941, tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp khóa 1 năm 1971, cả cuộc đời và sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của ông dành trọn cho nghệ thuật đồ họa, tranh khắc gỗ Việt Nam. Người nghệ sĩ lão niên này còn được giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007 với các tác phẩm tiêu biểu như: "Nghệ nhân tranh phố Hàng Trống - Hà Nội"; "Trở lại Tam Bạc"; "Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội".<br>
Sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Trần Nguyên Đán trong gần 50 năm trải qua nhiều thử nghiệm đồ họa trên các chất liệu và đề tài. Chủ đề sáng tác của Trần Nguyên Đán xoay quanh phong cảnh, phong tục, đề tài lịch sử, sinh hoạt, làng nghề... Trong những sáng tác của mình, họa sỹ dành tình cảm đặc biệt với Hội An và Huế: "Năm 1984, lần đầu tiên đến Huế, tôi thật sự ngỡ ngàng trước khung cảnh thiên nhiên đẹp nên thơ của sông Hương núi Ngự, con người và giọng nói Huế cùng những tà áo dài tím với cách sống và những phong tục tập quán rất riêng biệt... Và năm 1992 đến với Hội An, ấn tượng, cảm giác của tôi lại hoàn toàn khác lạ so với Huế: Không qui mô, đồ sộ song những đầu hồi, nóc ngói cao thấp lô xô hay những nấc cửa và cầu Nhật Bản đan xen cùng văn hóa Việt Nam, Trung Quốc tạo nên một cảm giác sống động, hoài cổ"- Họa sỹ chia sẻ. Chính vì vậy mà ông có một chuỗi sáng tác ca tụng vẻ đẹp Huế, Hội An như: Sông Hương, Nhớ Huế, Huế thơ, Nét Huế, bộ tranh Hội An trong mắt tôi...<br>
Triển lãm lần này là dấu ấn đặc biệt bởi những tác phẩm trong bộ sưu tập tranh khắc gỗ và mộc bản đã được họa sĩ dày công tuyển chọn, gìn giữ qua nhiều năm tháng cùng với những biến cố, thăng trầm của lịch sử đất nước cũng như cuộc sống riêng của người nghệ sĩ. Ông cũng mong muốn trao gửi nó vào tay nhà sưu tập, bảo tàng nghệ thuật trong và ngoài nước để tiếp tục gìn giữ, phát huy giá trị nghệ thuật đồ họa tranh khắc gỗ Việt Nam.<br>
<span style=""><em>Thanh Thanh (tổng hợp)</em></span><br>
<br>
</div>

Theo cinet.vn

View more random threads: